Nếu bạn làm người làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chắc hẳn đã quá quen thuộc với hai thuật ngữ freight prepaid và freight collect. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người sử dụng nhầm lẫn hai cụm từ này. Trong bài viết này, TSL sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết và cách phân biệt hai loại cước freight prepaid và freight collect, từ đó hiểu rõ để sử dụng thuật ngữ đúng trong từng trường hợp.
Khái niệm Freight Prepaid và Freight Collect
Freight Prepaid là gì?
Freight prepaid được giải thích là cước trả trước mà người vận chuyển phải trả tại cảng xuất hàng, nghĩa là hàng chỉ được đưa lên tàu khi người vận chuyển đã thanh toán hết tiền cước (hãng tàu không chấp nhận nợ). Cước prepaid thường được dùng trong các hợp đồng CIF, các forwarder – người cung cấp dịch vụ vận chuyển thường gọi hàng là freehand.
Để dễ hiểu hơn, bạn hãy hình dung cước prepaid giống như chúng ta dùng sim trả trước hay thẻ visa trả trước (bạn phải nạp tiền vào sim, thẻ mới sử dụng được trong phạm vi số dư đang có).
Tuy vậy, trên thực tế vẫn có nhiều forwarder chấp nhận cho khách hàng công nợ bởi hiện nay lĩnh vực forwarding đang có mức độ cạnh tranh cao, các đơn vị cần có điểm hút trong dịch vụ, tạo sự “thoải mái” với khách hàng. Theo đó, dù phải thanh toán cước prepaid bạn mới đi hàng với người cung cấp dịch vụ vận chuyển nhưng có thể hàng qua bạn mới phải thanh toán cước. Tất nhiên, người chịu rủi ro ở đây là các forwarder, đặc biệt là với mặt hàng đông lạnh.
>> Xem thêm: Giá cước vận tải biển quốc tế
Freight collect là cước gì?
Ngược lại với Freight Prepaid, Freight Collect chỉ cước người mua sẽ trả, cước được trả tại cảng nhập khẩu. Loại cước này xuất hiện nhiều trong các hợp đồng EXW, FOB và làm hàng chỉ định. Người có trách nhiệm thu cước tàu là những đại lý của forwarder tại cảng dỡ hàng.
Bạn có thể hình dung cước Freight Collect giống với việc bạn sử dụng tính năng mua hàng trả sau Spay Later trên Shopee vậy.
Cách tính cước Freight Prepaid
Cước trả trước Freight Prepaid Được tính dựa vào những yếu tố sau:
- Trọng lượng, thể tích hàng hóa
- Hàng hóa thuộc loại gì
- Giá cước vận chuyển tại thời điểm giao hàng
- Điều kiện vận chuyển của hàng hóa
Những điểm cần lưu ý khi tính cước Freight Prepaid
Khi tính cước trả trước, người bán cần lưu ý một số điểm sau:
- Kiểm tra vận đơn (bill of lading) để đảm bảo cước phí được ghi đúng là freight prepaid
- Thanh toán cước trả trước cho hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu đúng thời hạn, tránh trường hợp hàng hóa bị chậm hoặc không được giao.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp hàng bị thất lạc hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Ưu điểm và nhược điểm của cước Freight prepaid
Cước Freight Prepaid có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm nổi trội
- Người thanh toán chủ động kiểm soát được chi phí vận chuyển, hãng tàu tránh được trường hợp người nhận hàng không thanh toán chi phí
- Người bán kiểm soát được hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, giảm được rủi ro mất mát hàng hóa.
Nhược điểm của cước Freight Prepaid
- Ngay cả khi hàng bị hư hỏng, mất mát, người bán vẫn phải thanh toán cước tàu cho hãng tàu, đại lý hãng tàu.
- Chi phí vốn lưu động của doanh nghiệp có thể tăng do người bán phải thanh toán chi phí cước trước khi hàng được đưa lên tàu.
Phân biệt cước Freight Prepaid và cước Freight Collect
Sau khi tìm hiểu hai khái niệm, bạn cũng đã hình dung sơ bộ về hai loại cước freight prepaid và cước freight collect. Để phân biệt hai loại cước này, TSL mời bạn tham khảo điểm giống nhau và khác nhau cơ bản:
Điểm giống nhau giữa Freight Prepaid và cước Freight Collect
Dù là cước trả trước hay cước thu thì local charges – phí địa phương, bạn đều phải trả tại cảng xuất hàng và cảng dỡ hàng:
- Người vận chuyển sẽ là người trả cước phí tại cảng xuất hàng cho hãng tàu
- Consignee – người nhận hàng sẽ là người trả phí địa phương tại cảng dỡ hàng cho hãng tàu.
Sự khác nhau freight prepaid và cước freight collect
Dưới đây là bảng so sánh điểm khác nhau giữa Freight Collect và Freight Prepaid theo 3 tiêu chí cụ thể:
Tiêu chí | Freight Collect | Freight Prepaid |
Địa điểm trả cước tàu |
|
|
Người chịu trách nhiệm thanh toán |
|
|
Sự linh hoạt về mặt tài chính |
|
|
Mục đích của cước Freight prepaid và cước Freight collect
Mục đích của hai loại cước này là tránh rủi ro cho hãng tàu, hạn chế tình trạng công nợ không đòi được.
- Nếu bên xuất khẩu là bên thuê tàu thì hãng tàu thu cước trước vì bên nhập khẩu chỉ cần trình giấy tờ hợp lệ là lấy được hàng.
- Trường hợp thu tiền sau khi bên nhập khẩu là bên thuê tàu, hàng về cảng đích thì bên nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền mới có thể lấy hàng
Trên đây, TSL đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về Freight Collect trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đường biển. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã nắm rõ Freight Collect là gì và biết cách phân biệt 2 thuật ngữ Freight Collect và Freight Prepaid. Đừng quên theo dõi những bài viết bổ ích của TSL để cập nhật những kiến thức hữu ích về logistic nhé!
>>> Xem thêm: Phí CIC trong vận tải đường biển quốc tế