Máy dệt là một thiết bị quan trọng trong việc sản xuất, gia công các sản phẩm từ vải. Ngày nay để nâng cao năng suất cũng như chất lượng hàng hóa việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật hiện là điều cần thiết. Do đó các doanh nghiệp cần nhập khẩu các máy dệt từ nước ngoài. Nhưng không có nhiều doanh nghiệp biết cách làm thủ tục nhập khẩu máy dệt. Nếu như bạn cũng đang gặp khó khăn hoặc chưa biết cách làm thủ tục nhập khẩu thiết bị này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của TSL để biết thêm chi tiết nhé.
Quy định về việc nhập khẩu máy dệt
Tương tự như khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nhập khẩu máy dệt cũng có một số quy định quan trọng. Dưới đây là quy định có liên quan khi nhập khẩu máy dệt mà bạn cần biết:
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
- Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
- Văn bản 43/2021/TT-BTC ngày 11/06/2021
Việc nắm được các quy định trên giúp việc làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Không những vậy còn hạn chế các sai sót trong quá trình làm thủ tục.
Dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu máy dệt
Dán nhãn hàng hóa là việc không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu máy dệt. Và theo Nghị định số 43/2017 NĐ-CP việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu là bắt buộc. Điều này giúp các cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa thuận tiện hơn từ đá việc thông quan máy dệt của bạn cũng nhanh hơn. Quan trong nhất việc dán nhãn giúp bạn đảm bảo quyền lợi khi làm thủ tục nhập khẩu.
Nội dung nhãn dán hàng hóa và vị trí cần dán
Trong Nghị định số 43/2017 NĐ-CP có quy định về nội dung nhãn dán và vị trí cần dán như sau:
- Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
- Thông số về máy dệt (xuất xứ, chất liệu, công suất, chủng loại…);
- Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)
Khi dán hãy chắc rằng các thông tin trên nhãn chính xác và đầy đủ, tránh trường hợp thiếu sót nhãn dán sẽ không có giá trị. Để thể hiện nội dung trên nhãn dán, có thể sử dụng bất kì ngôn ngữ nào có thể dịch thuật. Nhưng để thuận tiện cho quá trình kiểm tra của hải quan và người dùng tra cứu thông tin bạn nên thể hiện nội dung bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Cần dán ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn giúp cán bộ hải quan kiểm tra dễ dàng hơn. Một số vị trí nên dán nhãn hàng hóa: Trên thùng hàng, ngoài bao bì hàng hóa, ngoài kiện gỗ,…
Những rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho máy dệt
Vì đây việc bắt buộc, và cũng được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật. Nên nếu như bạn cố tình hoặc quên không dán, rất có thể sẽ phải đối diện với những rủi ro sau:
- Căn cứ theo Nghị định 128/2020/ NĐ-CP chủ hàng có thể bị phạt tiền lên tới 60 triệu đồng khi không tuân thủ việc dán nhãn hàng hóa
- Không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu vì chứng nhận xuất xứ có trên nhãn hàng hóa đã bị bác bỏ
- Hàng hóa dễ bị thất lạc, hư hỏng trong quá trình vận chuyển khi không dán nhãn hàng hóa.
Mã HS của máy dệt
Xác định mã HS khi nhập khẩu máy dệt là một việc rất quan trọng. Dưới đây là bảng mã HS của máy dệt, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết:
Mã HS | Mô tả |
844610 | Cho vải dệt có khổ rộng không quá 30 cm: |
84461010 | Hoạt động bằng điện |
84461020 | Không hoạt động bằng điện |
84462100 | Máy dệt khung cửi có động cơ |
84462900 | Loại khác |
84463000 | Cho vải dệt có khổ rộng trên 30 cm, loại dệt không thoi |
Loại máy dệt kim, máy khâu đính và máy tạo sợi quấn, sản xuất vải tuyn, ren, thêu, trang trí, dây tết hoặc lưới và máy tạo búi | |
8447 | Máy dệt kim tròn |
84471100 | Có đường kính trục cuốn không quá 165 mm |
84471200 | Có đường kính trục cuốn trên 165 mm |
844720 | Máy dệt kim phẳng; máy khâu đính |
84472010 | Hoạt động bằng điện |
84472020 | Không hoạt động bằng điện |
844790 | Loại khác |
84479010 | Hoạt động bằng điện |
84479020 | Không hoạt động bằng điện |
Thuế nhập khẩu máy dệt
Khi làm thủ tục nhập khẩu máy dệt bạn cần biết đến 2 loại thuế sau: thuế nhập khẩu cà thuế giá trị gia tăng. Trong đó:
- Thuế giá trị gia tăng là 10%
- Thuế nhập khẩu thông thường là 5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%
Đây là biểu thuế khi bạn muốn làm thủ tục nhập khẩu máy dệt, nếu như bạn gặp khó khăn trong việc xác định mã HS hoặc tính thuế nhập khẩu hãy liên hệ với TSL theo hotline; 092 188 83 88 hoặc *1688 để nhận được giúp đỡ sớm nhất nhé.
Chứng từ cần có khi nhập khẩu máy dệt
- Tờ khai hải quan
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Chứng nhận xuất xứ của máy dệt
- Catalog
Lưu ý: Các giấy tờ trên cần chuẩn bị đầy đủ khi làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn chỉ cần chuẩn bị trước; tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng, danh sách đóng gói. Những giấy tờ còn lại có thể nộp bổ sung sau khi có yêu cầu từ phía hải quan.
Quy trình nhập khẩu máy dệt
Bước 1: Khai tờ khai quan
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu. Bạn cần tiến hành khai tờ khai hải quan, có 2 cách bạn có thể áp dụng. Một là đến chi cục hải quan để họ hướng dẫn và khai báo trực tiếp. Cách 2 sẽ đơn giản và thuận tiện hơn, bạn truy cập vào hệ thống VNACCS/VCIS để khai báo online.
Lưu ý, việc khai tờ khai quan rất quan trọng. Các thông tin trước khi điền cần được kiểm tra thật kỹ để tránh sai sót. Bạn nên để người có kinh nghiệm thực hiện khai báo, vì sẽ không thể sửa trong trường hợp khai báo sai. Hãy khai tờ khai hải quan trong vòng 30 ngày kể từ khi máy dệt đến cảng, nếu quá thời gian này bạn sẽ phải chịu thêm phí lưu kho
Bước 2: Mở tờ khai quan
Sau khoảng 1 ngày kể từ khi khai báo thành công, hệ thống sẽ trả về cho bạn 1 kết quả phân luồng kèm theo hướng dẫn mở tờ khai. Khi đã có được tờ khai bạn cần in ra và mang đến cửa khẩu để tiến hành mở tờ khai. Chú ý, tùy thuộc vào từng kết quả phân luồng mà sẽ có cách mở tương ứng.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các quy trình ở trên, đến bước này bạn sẽ đưa bộ hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cán bộ hải quan. Họ sẽ tiến hàng kiểm tra, để chắc rằng hồ sơ đầy đủ đúng thực tế nếu như không có sai sót gì thì bạn chỉ cần chỉ đóng đủ thuế nhập khẩu là hàng hóa có thể thông quan thành công.
Bước 4: Thanh lý tờ khai
Cuối cùng, bạn cần làm các thủ tục theo hướng dẫn của hải quan để thanh lý tờ khai. Chuẩn bị lệnh thả hàng để có thể vận chuyển hàng hóa về kho nhanh chóng. Đến đây thì quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy dệt cũng hoàn thành. Chúc bạn thành công.
Lưu ý khi nhập khẩu máy dệt
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ủy thác nhập khẩu, TSL gửi đến bạn một số lưu ý quan trọng giúp việc làm thủ tục nhập khẩu máy dệt trở nên nhanh chóng hơn.
- Máy dệt là mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam
- Máy dệt đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu
- Với những máy dệt đã qua sử dụng, và tuổi máy không quá 10 năm sẽ được phép nhập khẩu. Nhưng cần tiến hành theo diện thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cũ và sẽ có quy định riêng.
- Máy dệt có thuế nhập khẩu thông thường là 5%, thuế GTGT là 10%. Hãy tính đúng số tiền cần nộp
- Nếu như bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục nhập khẩu máy dệt hãy sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu để hạn chế sai sót và giúp quá trình thông quan nhanh hơn.
Trên đây là tất cả các thông tin mà bạn cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu máy dệt. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm thông tin khi muốn làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Nếu như bạn có nhu cầu ủy thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, xin giấy phép nhập khẩu,… hãy liên hệ với TSL để nhận được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé.