Tìm hiểu về CFS trong hoạt động xuất nhập khẩu

CFS là khái niệm quen thuộc trong các hoạt động xuất nhập khẩu. CFS được biết đến với các tầng nghĩa khác nhau, liên quan đến địa điểm, chi phí và giấy tờ, được áp dụng khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể đó là kho CFS, chi phí CFS và chứng nhận lưu hành tự do CFS. 

Kho CFS

Khi nói đến địa điểm, CFS là viết tắt của cụm Container Freight Station, hiểu là điểm giao hàng lẻ. Kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để phân loại hàng lẻ (hàng LCL).

Kho CFS nằm trong địa phận của cảng và Cơ quan Hải Quan là đơn vị trị trách nhiệm quản lý.

Kho CFS

CFS đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu gom các hàng lẻ đến khi xuất khẩu đi. Bởi vì mỗi đơn hàng lẻ số lượng nhỏ không đủ để đóng vào 1 container, hàng phải đưa vào kho CFS để đóng chung với các mặt hàng khác của các chủ hàng khác. Lúc này, kho CFS sẽ giúp chia tách hoặc gom hàng của nhiều chủ hàng trong một container. Đây là biện pháp để vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn và giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí xuất nhập khẩu.

Các hoạt động tại kho CFS bao gồm:

  • Đóng gói và sắp xếp hàng hóa chờ xuất khẩu, các mặt hàng lẻ LCL.
  • Nhận hàng hóa được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ tại cảng để chia tách, đóng ghép chung container.
  • Ghép các mặt hàng và hàng hóa chung container để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba với những lô hàng xuất khẩu khác.
  • Kiểm tra các mặt hàng, hàng hóa đã xuất khẩu đi.
  • Chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho CFS.

Quy trình khai thác hàng tại kho CFS

Bước 1: Xác nhận đặt hàng

Đối với mỗi lô hàng hóa lẻ LCL khi đưa vào kho CFS cần phải xác nhận các thông tin cơ bản sau:

  • Thông tin của chủ hàng hóa (bên thuê kho) bao gồm: tên, địa chỉ, mã số thuế 
  • Thông tin liên hệ của người giao dịch
  • Tên cảng dỡ hàng và nơi chủ hàng muốn giao hàng
  • Tổng số lô hàng lẻ bao gồm: số lượng của từng loại kiện hàng, tính chất của hàng hóa
  • Đơn đặt hàng và mã của hàng hóa
  • Tên tàu vận chuyển và số vận chuyển
  • Thời gian bắt đầu xếp hàng lên container để vận chuyển lên tàu
  • Thời gian tàu bắt đầu khởi hành

Bước 2: Liên hệ với chủ hàng

Đơn vị gom hàng lẻ LCL sẽ liên hệ với chủ hàng về khoảng thời gian mà hàng về kho CFS. Mục đích là để chuẩn bị cho việc nhận hàng hóa tại kho và tiến hành khai thác số lượng hàng lẻ của chủ hàng.

Kho CFS

Bước 3: Giao hàng hóa

Chủ hàng giao hàng đến kho CFS theo thời gian cắt hàng đã thỏa thuận. Tại đây, kho CFS sẽ kiểm tra hàng cẩn thận trước khi nhận hàng. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau cần có sự đồng ý của Bên thuê kho thì CFS mới được nhận: 

  • Lô hàng không được dán băng dính hoặc có dấu hiện dán lại kiện
  • Bị hỏng hoặc có dấu hiệu xước, thủng, ướt…
  • Thiếu mã hiệu, mã số,…
  • Bất kỳ trường hợp đặc biệt nào khác xảy ra với kiện hàng

Trường hợp chủ hàng giao hàng đến kho muộn (Sau 5 giờ chiều thứ 7) hoặc giao tờ khai Hải Quan muộn, CFS chỉ được nhận hàng khi đã có bản ”Yêu cầu nhận hàng muộn” của chủ hàng và đồng ý tiếp nhận của CFS.

Chứng từ giao nhận sẽ do CFS thay mặt Bên thuê kho phát hành cho bên giao hàng. Trên chứng từ giao nhận phải có chữ ký của  đại diện bên giao hàng và đại diện CFS. Bên chủ hàng phải nộp xác nhận packing list, booking, giấy uỷ quyền và hồ sơ hải quan khi giao hàng. Trong trường hợp nhiều lô hàng được dự kiến đóng cùng container nhưng có một hoặc vài lô hàng phải hoãn lại, CFS phải xin ý kiến Bên thuê kho về việc tiếp tục đóng những lô hàng khác vào container để xuất hoặc hoãn lại việc đóng cả container.

Bước 4: Đóng hàng hóa

Phía bên đại diện của chủ hàng gửi bản hướng dẫn cách đóng hàng hóa cho CFS trước một ngày để CFS tiến hành đóng hàng hóa.

Bước 5: CFS chuẩn bị vỏ container để đóng hàng

Để thuận lợi hơn trong việc đóng hàng theo đúng lịch trình đã dự kiến từ trước, chủ hàng  (tức bên thuê kho) cần đảm bảo hãng tàu có thể bố trí được vỏ container rỗng tại kho CFS. Đồng thời phía bên CFS cũng cần tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn đóng hàng của chủ hàng về hãng tàu và bãi container để tiến hành hạ hàng.

Bước 6: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm hóa

Chủ hàng hoàn thành thủ tục giấy tờ hải quan kiểm hoá và giao nộp hồ sơ hải quan hoàn chỉnh cho CFS khi giao hàng. CFS sẽ tiến hành kiểm hoá cho việc đóng ghép hàng xuất khẩu. Phí kiểm hoá đã bao gồm trong phí CFS miễn là mọi giấy tờ hải quan đã giao nộp kịp thời. Trường hợp giấy tờ hải quan chưa đủ, việc kiểm hóa sẽ phát sinh thêm chi phí hoặc không thể thực hiện do vi phạm quy trình quản lý của Hải quan.

Nếu hồ sơ hải quan kiểm hóa không được giao cho CFS theo đúng thời gian quy định, CFS sẽ không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm hóa đóng ghép cho cont cũng như đưa cont ra tàu. Trong trường hợp này CFS sẽ thông báo lại cho chủ hàng để book hàng đi tàu khác.

Khi đã hoàn thành thủ tục hải quan kiểm hoá, CFS sẽ giao nộp tờ khai hải quan cho hãng tàu feeder.

Bước 7: Tiến hành giám sát

CFS chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các công đoạn như nhận hàng, lưu hàng vào trong kho, đóng hàng vào các container rỗng và xuất container ra tàu theo chỉ dẫn của chủ hàng (bên thuê kho).

Phí CFS

Phí CFS là phí hải quan được thu khi hàng để trong kho và chờ xếp lên container hoặc tháo dỡ từ container xuống. 

Cụ thể, sau khi kho CFS thực hiện các nghiệp vụ nâng hoặc hàng hóa, vận tài và di chuyển hàng ra cảng để đóng hàng vào container chung với nhiều chủ hàng khác nhau. Để thực hiện nghiệp vụ này, chủ hàng hóa (bên thuê kho) cần chi trả loại chi phí mà cảng yêu cầu và chi phí này được gọi là CFS.

Phí CFS

Phí CFS sẽ do cảng (nơi hàng hóa xuất đi) thu bởi kho CFS là do cảng quản lý. Trường hợp chủ hàng sử dụng dịch vụ của các bên Forwarder (những đơn vị đứng ra cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế) thì nhân viên tại cảng sẽ thu phí CFS trực tiếp từ Forwarder. Các Forwarder sẽ thu lại từ chủ hàng theo đúng loại chi phí CFS được quy định.

Mức phí CFS dao động từ 15 – 18 USD tùy từng thời điểm.

>>> Tìm hiểu thêm về giá cước vận chuyển quốc tế

Chứng nhận lưu hành tự do CFS

CFS – Certificate of Free Sale, có nghĩa là chứng nhận lưu hành tự do. Đây là giấy phép chứng nhận rằng sản phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. 

Chứng nhận CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu

Ví dụ: Sản phẩm được cấp chứng nhận CFS Việt Nam tức là sản phẩm đó đủ điều kiện nhập khẩu và lưu thông tại thị trường Việt Nam. 

Chứng nhận lưu hành tự do CFS

Thủ tục xin cấp chứng nhận CFS

Trình tự các bước xin cấp chứng nhận lưu hành tự do CFS bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Trước khi làm thủ tục xin cấp chứng nhận CFS, người đề nghị cấp CFS cần đăng ký hồ sơ thương nhân. Các tài liệu cần chuẩn bị để làm đăng ký hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp chứng nhận CFS và con dấu của thương nhân
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 Bản sao chứng thực
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: 01 Bản sao chứng thực
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có)

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp CFS

Hồ sơ xin cấp chứng nhận CFS bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện: Bản sao có chứng thực 
  • Các giấy tờ khác tùy thuộc yêu cầu của cơ quan cấp CFS

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Bước 3: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại các đơn vị có thẩm quyền quản lý CFS hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS hàng hóa xuất khẩu: Bộ Công Thương; Bộ Y tế; Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Thời gian giải quyết hồ sơ là 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Giấy phép lưu hành tự do CFS có hiệu lực trong vòng 02 năm kể từ ngày cấp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến thuật ngữ CFS trong hoạt động logistics. Hi vọng bài viết trên đây của TSL đã giúp bạn hiểu rõ các khái niệm về kho CFS, phí CFS và giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác tại TSL, vui lòng liên hệ qua hotline 092 188 83 88 để được hỗ trợ tốt nhất!

Đánh giá