C/O form B là gì? Bộ hồ sơ xin chứng nhận C/O form B

C/O form B là một trong những loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất, giúp hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới. Đồng thời nhận những ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác. Hãy cùng TSL tìm hiểu thông tin chi tiết về C/O form B trong bài viết này nhé!

C/O form B là gì?

C/O là viết tắt của Certificate of Origin – chứng nhận xứ hàng hóa, đây là một loại giấy tờ thường sử dụng trong lĩnh vực xuất khẩu và quan hệ thương mại quốc tế. Mục đích là để chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhằm tạo thuận lợi về mặt thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác. C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

co form b

C/O form B là một trong các loại C/O phổ biến hiện nay, áp dụng cho hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.

Tại Việt Nam, C/O form B được cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác thuộc các trường hợp sau:

  • Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP
  • Nước nhập khẩu có chế độ GSP những không cho Việt Nam hưởng
  • Nước nhập khẩu có chế độ GSP và cho Việt Nam hưởng các ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn cho GSP đặt ra

*GSP (Generalized System of Preferences) – Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập là hệ thống ưu đãi thuế quan mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển hưởng ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế.

Các tiêu chí của C/O form B

Mỗi mẫu C/O đều có những tiêu chí riêng và C/O form B cũng như vậy. Dưới đây là những tiêu chí của mẫu C/O này mà bạn cần nắm rõ:

  • Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: Tiêu chí này quy định sự thay đổi về mã HS code của hàng hóa khi xuất khẩu sang quốc gia khác.
  • Tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: Tiêu chí này xác định phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia sản xuất, gia công các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia đó. 
  • Tiêu chí xuất xứ thuần túy: Tiêu chí này quy định một sản phẩm được xem là có xuất xứ thuần túy khi sản phẩm đó được sản xuất hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy từ nước xuất khẩu đó.

Bộ hồ sơ xin C/O form B

Để xin cấp C/O form B, trước tiên chủ hàng nhập khẩu cần đăng ký tài khoản trên hệ thống COMIS của VNACCS và chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp CO form B
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Tờ khai hải quan 
  • Bản giải trình quy trình sản xuất
  • Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu
  • Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu, hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu

Các giấy tờ kể trên chủ hàng nộp bản sao và có đóng dấu sao y bản chính.

Cơ quan chịu trách nhiệm cấp C/O form B là Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và các chi nhánh ủy quyền cấp.

Thời gian xin cấp C/O form B là từ 1 – 2 ngày.

>>> Đọc thêm: Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch

co form b

Quy trình xin cấp C/O form B

Dưới đây là tóm tắt quy trình xin cấp C/O form B trong các giao dịch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đi các nước khác:

Bước 1: Tạo tài khoản trên hệ thống COMIS của VCCI (đối với doanh nghiệp lần đầu đề nghị cấp C/O)

Bước 2: Sau khi đăng nhập vào hệ thống điện tử của VCCI bằng tài khoản đã đăng ký ở bước 1, bạn tạo danh sách các Công ty nhập khẩu thông qua chức năng “Quản lý công ty nhập khẩu”

Bước 3: Thực hiện khai báo, tải các tệp tin yêu cầu và gửi hồ sơ xin cấp C/O form B cho hàng hóa xuất khẩu trên trang điện tử https://vnsw.gov.vn/ của CTTMCQG

Bước 4: Sau khi gửi hồ sơ, bộ hồ sơ sẽ chuyển sang trạng thái “Đã gửi hồ sơ”, bạn thông báo danh sách số C/O qua thư điện tử hoặc điện thoại đến cán bộ phụ trách của Tổ cấp C/O để được xét duyệt hồ sơ.

Bước 5: Sau khi trạng thái của Hồ sơ là “Đồng ý cấp phép”, bạn chỉ cần mang bộ C/O (gồm bản gốc và các bản sao đã in số C/O) lên Tổ cấp C/O để được ký và đóng dấu.

co form b

Hướng dẫn kê khai C/O form B

Tương tự như các mẫu C/O khác, C/O form B cũng bao gồm nhiều ô và mỗi ô là những nội dung khác nhau. Dưới đây là cách khai mẫu C/O này theo từng ô:

  • Ô số 1: Khai tên, địa chỉ của chủ hàng xuất khẩu.
  • Ô số 2: Khai tên, địa chỉ người nhận hàng (bên nhập khẩu). Nếu là nhận hàng theo chỉ định sẽ kê khai là TO ORDER hoặc TO ORDER OF… Lưu ý là mục này phải khai đúng thông tin với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
  • Ô số 3: Khai những thông tin về vận tải bao gồm phương thức vận tải, cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng, số và ký hiệu chuyến,… Ô này bạn khai càng chi tiết càng tốt.
  • Ô số 4: Khai tên, địa chỉ của cơ quan chịu trách nhiệm cấp C/O form B.
  • Ô số 5: Ghi chú của cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm cấp C/O form B. 
  • Ô số 6: Kê khai các thông tin liên quan tới hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tên hàng, số loại, mô tả hàng hóa.
  • Ô số 7: Kê khai số lượng và khối lượng thô của hàng hóa.
  • Ô số 8: Kê khai chi tiết ngày và số của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất khẩu không có hóa đơn cần phải ghi rõ lý do.
  • Ô số 9: Kê khai ngày phát hành và địa điểm phát hành C/O form B. Lưu ý là ngày phát hành C/O form B phải ngang bằng hoặc có sau ngày các chứng từ được khai báo trên C/O như tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu, hóa đơn thương mại,…
  • Ô số 10: Kê khai nước nhập khẩu hàng hóa hay nơi hàng hóa được xuất khẩu tới. 

Trên đây là những thông tin về C/O form B, bao gồm các tiêu chí, hồ sơ và quy trình xin cấp mẫu C/O này. Hy vọng thông qua bài viết, TSL đã giúp bạn ít nhiều trong việc chuẩn bị và xin chứng nhận C/O một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Nếu gặp khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu, vui lòng gọi tới số hotline 092 188 83 88, TSL luôn sẵn sàng giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan.

Đánh giá