Làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ máy móc theo quy định mới nhất năm 2024

Hiện nay để nâng cao khả năng sản xuất và giảm giá thành thi công thì nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các dây chuyền đồng bộ. Các dây chuyền sản xuất đồng bộ trên thị trường hiện nay đa phần được nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Và việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu bạn là một doanh nghiệp và đang có nhu cầu muốn mua các dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài để phục vụ cho việc sản xuất của mình thì hãy đọc bài viết dưới đây. TSL sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ, bạn hãy theo dõi nhé.

Quy định về việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

 

Trước khi nói đến phần quy định khi làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ. Thì mình sẽ nói qua về dây chuyền đồng bộ là gì. Dây chuyền đồng bộ là tập hợp các linh kiện máy móc được lắp đặt lại với nhau. Được thiết lập nhằm thực hiện một quá trình tuần tự để đưa ra các sản phẩm hoàn thiện. Thông thường để thuận tiện cho quá trình xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa thì dây chuyền đồng bộ sẽ được tháo ra. 

Các quy định pháp lý về việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ:

  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC
  • Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;

Trên đây là quy định có liên quan về việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ bạn có thể tìm đọc để nắm rõ hơn về quy định pháp luật. Ngoài ra TSL đã tổng hợp các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ:

  • Dây chuyền đồng bộ thuộc danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào nước ta
  • Trong trường hợp nhập khẩu đối với dây chuyền đồng bộ đã qua sử dụng thì cần tuân thủ các quy định về việc nhập khẩu thiết bị máy móc cũ. 
  • Cần tiến hành giám định tính đồng bộ của dây chuyền khi nhập khẩu
  • Tuân thủ quy định về việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
  • Vì dây chuyền đồng bộ là tập hợp của các linh kiện, máy móc khác nhau nên cần căn cứ vào quy tắc 2a trong 6 quy tắc xác định mã HS
  • Trong dây chuyền có các linh kiện, máy móc nếu cần kiểm tra đánh giá về tiêu chuẩn chất lượng thì hãy đăng ký kiểm tra tại các đơn vị được cấp phép
  • Cần hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước khi tiến hành xuất nhập khẩu

Trên đây là những lưu ý quan trong khi tiến hành nhập khẩu dây chuyền đồng bộ mà TSL đã tổng hợp lại cho bạn dễ theo dõi và tham khảo. Nếu bạn có câu hỏi gì về vấn đề trên thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được giúp đỡ sớm nhất nhé.

Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Việc bạn dán nhãn hàng hóa rất quan trọng cho việc nhập khẩu. Dán nhãn hàng hóa giúp các cán bộ hải quan dễ dàng kiểm tra được thông tin và nguồn gốc lô hàng. Việc dán nhãn còn giúp hàng hóa của bạn được thông quan nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian kiểm tra.

Nội dung nhãn hàng hóa và vị trí cần dán

Quy định về nội dung nhãn mác
Quy định về nội dung nhãn mác

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của nhà nước thì bạn cần đảm bảo các thông tin sau cần có trên hàng hóa nhập khẩu, và dây chuyền đồng bộ cũng không ngoại lệ:

  • Thông tin nhà sản xuất
  • Thông tin nhà nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết về dây chuyền đồng bộ
  • Xuất xứ của hàng hóa (Chứng nhận C/O)

Các thông tin trên cần phải được thể hiện rõ ràng, dễ nhìn và dễ kiểm tra. Bạn có thể viết các thông tin trên bằng bất kỳ ngôn ngữ nào có thể dịch thuật. Nhưng dựa trên nhiều năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu thì TSL khuyên bạn nên thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Điều này sẽ thuận tiện hơn cho quá trình kiểm tra của các cán bộ hải quan, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian thông quan hàng hóa.

Ngoài ra về phần vị trí nhãn dán thì bạn cần dán ở những nơi dễ nhìn như thùng hàng, dán trên bao bì của hàng hóa,… Chỉ cần đảm bảo được rằng đó là vị trí dễ thấy, không bị bong tróc trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa

Đã có văn bản pháp luật quy định rõ về việc dán nhãn hàng hóa. Nên bạn cần thực hiện nghiêm tục và chấp hành theo đúng quy định. Việc dán nhãn hàng hóa không chỉ hỗ trợ quá trình kiểm tra của cán bộ hải quan mà còn đảm bảo được quyền lợi của bạn trong việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ. Nếu bạn không dán nhãn hàng hóa thì rất có thể sẽ gặp những rủi ro sau:

  • Căn cứ theo điều 22 Nghị định 128/2020 NĐ – CP thì việc không tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa có thể bị phạt hành chính. Mức phạt sẽ tùy theo tính nghiệm trọng của sự việc và đơn vị chịu trách nhiệm là cá nhân hay tổ chức. Số tiền phạt có thể lên tới 60 triệu đồng
  • Mất đi quyền được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu ưu đãi. Bạn sẽ cần đến chứng nhận C/O có trong nhãn dán để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Nếu bạn không dãn nhãn hàng hóa thì lô hàng dây chuyền đồng bộ của bạn sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
  • Có một thực tế là tỉ lệ các lô hàng không dãn nhãn hàng hóa sẽ dễ bị thất lạc và hư hỏng trong quá trình vận chuyển hơn là các lô hàng có dán nhãn. Vậy nên đừng bỏ qua việc dán nhãn hàng hóa nhé.

HS code của dây chuyền đồng bộ

Chúng ta cần làm rõ là dây chuyền đồng bộ là một phạm vi rất lớn do nó là một tập hợp các máy móc, linh kiện khác nhau. Bên cạnh đó mỗi dây chuyền đồng bộ còn có chức năng và cách sử dụng khác nhau nên để có thể xác định được mã HS sẽ khá khó khăn. Bạn sẽ cần nắm rất rõ về thông tin sản phẩm, các linh kiện máy móc được sử dụng trong dây chuyền từ đó mới có thể xác định được mã HS, và các chính sách nhập khẩu tương ứng.

Đối với các linh kiện và máy móc có trong dây chuyền đồng bộ thì để có thể xác định được mã HS cần căn cứ theo quy tắc 2a trong bộ 6 quy tắc của Hệ thống HS. Mình sẽ trích dẫn lại ý chính như sau: linh kiện, máy móc chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của bộ phận chính. Thì sẽ được xếp vào nhóm thuộc danh mục của bộ phận chính đó. Ví dụ: Bạn có một hệ thống lò hơi nhưng do quá trình vận chuyển cần tháo rời các bộ phận. Thì các bộ phận đó vẫn được xếp vào phân loại lò hơi do nó mang những đặc điểm của hệ thống lò hơi đó.

Thêm nữa bạn nên tham khảo chương 84, chương 85, chương 90 trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu dành cho các thiết bị máy móc. Để có thể xác định được chính xác mã HS mà mình cần nhé.

Thuế nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Thuế nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Thông thường đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu sẽ phải đóng 2 loại thuế bắt buộc sau: Thuế Nhập KhẩuThuế GTGT (VAT). Tùy thuộc vào dây chuyền đồng bộ của bạn nằm trong danh mục hàng nhập khẩu thì sẽ có mức thuế khác nhau. Dưới đây mình sẽ để công thức tính thuế nhập khẩu dây chuyền đồng bộ:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) xe % thuế GTGT.

Trong đó, trị giá CIF là tổng các giá trị xuất xưởng của sản phẩm cộng với các chi phí để đưa hàng đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Chứng từ thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Chứng từ thủ tục nhập khẩu thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Chứng từ là một phần rất quan trọng trong việc nhập khẩu dây chuyền đồng bộ, dưới đây là các chứng từ cần thiết khi bạn nhập khẩu:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Danh sách đóng gói
  • Vận đơn
  • Chứng nhận xuất xứ
  • Đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Hồ sơ kiểm tra giám định đồng bộ ;
  • Danh mục đăng ký các linh kiện, máy móc của dây chuyền đồng bộ
  • Phiếu theo dõi trừ lùi
  • Catalog (nếu có),

Trên đây là tất cả các chứng từ cần thiết khi bạn tiến hành nhập khẩu dây chuyền đồng bộ. Trong đó tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng nhận C/O, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, danh mục linh kiện. Là những giấy tờ cần thiết để bạn có thể thông quan. Còn những giấy tờ khác bạn có thể bổ sung khi hải quan yêu cầu.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho dây chuyền đồng bộ

Quy trình nhập khẩu dây chuyền đồng bộ sẽ có những khác biệt nhất định sau với việc nhập khẩu các thiết bị máy móc khác. Sau đây TSL sẽ tổng hợp lại các bước để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho dây chuyền đồng bộ:

Bước 1: Đăng ký danh mục cho các linh kiện, máy móc có trong dây chuyền đồng bộ và lập phiếu theo dõi hàng hóa

Theo thông tư 14/2015/TT-BTC bạn sẽ cần đăng ký danh mục hàng hóa là các linh kiện rời của dây chuyền đồng bộ. Bạn có thể đăng ký online, tờ đăng ký nhập khẩu dây chuyền đồng bộ sẽ được tiến hành theo mẫu 01/ĐKDMTB/2015. Dưới đây là những nội dung chính cần có:

  • Tên người khai hải quan: Phần này sẽ điền thông tin người, đơn vị chịu trách nhiệm cho lô hàng nhập khẩu
  • Hàng nhập khẩu máy liên hợp/tổ hợp máy: Phần này cần ghi rõ tên của dây chuyền đồng bộ cần nhập khẩu
  • Mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu: Phần này bạn cần ghi mã HS của dây chuyền đồng bộ đã xác định trước đó
  • Thời gian tiến hành nhập khẩu: Hãy ghi rõ thời gian dự kiến nhập khẩu từ ngày nào đến ngày nào, ghi thêm số làn nhập khẩu 
  • Điểm tập kết của lô hàng: Ghi địa chỉ cập bến của lô hàng
  • Đăng ký tại Cơ quan Hải Quan: Cần ghi địa chỉ của Chi cục Hải Quan mà bạn sẽ tiến hành thông quan
  • Danh sách tên các loại hàng hóa: Phần này rất quan trọng cần ghi chi tiết từng phần, từng công đoạn của hệ thống dây chuyền đồng bộ. Bạn sẽ cần liệt kê các máy móc thiết bị có trong chương 84, 85 và 90 của danh mục thiết bị máy móc nhập khẩu. Lưu ý không được ghi riêng phần linh kiện, máy móc ra một phần khác cần phải được liên kê vào phần thiết bị có ở trên.
  • Giá thành: Nếu không có giá thành chi cả dây chuyển thì bạn chỉ cần ghi tên hàng hóa là được.

Sau khi bạn đã đăng ký danh mục nhập khẩu cho dây chuyền đồng bộ xong. Thì cần tiến hành lập phiếu theo dõi và trừ lùi theo mẫu số 02/PTDTL-DMTB/2015. Nếu bạn chỉ nhập một lần thì cần Danh mục hàng hóa đã nhập. Trong trường hợp bạn nhập nhiều lần thì cần ghi Danh mục hàng hóa thực nhập. Bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị tài liệu kỹ thuật của lô hàng. Gồm các hình ảnh thực tế và thông tin chi tiết về sơ đồ của dây chuyền đồng bộ.

Bước 2: Khai tờ khai quan

Sau khi bạn đã chuẩn bị được đầy đủ các chứng từ thủ tục cần thiết khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ như mình đã đề cập ở trên. Lúc này bạn cần lên hệ thống Hải Quan VNACCS/VCIS để tiến hành khai báo online. Lưu ý rằng bạn cần phải hoàn tất quá trình này trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa của bạn cập bến. Nếu quá thời gian trên bạn có thể sẽ bị xử phạt.

Bước 3 Kiểm tra tính đồng bộ đối với dây chuyền nhập khẩu

Đăng ký giám định đồng bộ

Như mình đã có đề cập đến trong phần lưu ý khi nhập khẩu dây chuyền đồng bộ thì bạn cần tiến hành kiểm tra chất lượng đối với các thiết bị máy móc và giám định tính đồng bộ của dây chuyền. Việc bạn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy chuẩn quốc gia thì khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu” để biết thêm thông tin. 

Việc tiến hành giám định tính đồng bộ của máy móc dây chuyền cũng diễn ra tương tự như việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. Bạn sẽ phải đăng ký giám định với đơn vị được nhà nước cấp phép. Và khi hàng hóa của bạn được thông quan tạm thời thì bạn hãy liên hệ cho đơn vị giám định để họ xuống kiểm tra tính đồng bộ của dây chuyền. Sau khi họ tiến hành đánh giá xong, nếu dây chuyền đồng bộ của bạn được đạt đủ tiêu chuẩn. Thì họ sẽ cấp cho bạn một chứng, lúc này bạn chỉ cần nộp lại chứng thư cho hải quan để thông quan chính thức.

Lưu ý bạn nên thực hiện việc đăng ký kiểm tra song song với bước 2 khai tờ khai quan để đảm bảo được quy trình diễn ra thuận lợi.

Bước 4 Mở tờ khai quan

Sau khi bạn đã khai báo tờ khai thì sau khoảng 2-3 ngày làm việc bên hải quan sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Căn cứ vào kết quả phân luồng mà sẽ tiến hành các bước mở tờ khai riêng. Sau đó bạn hãy in tờ khai ra và mang đến chi cục hải quan để tiến hành thông quan.

Bước 5 Thông quan hàng hóa

Để có thể thông quan dây chuyền đồng bộ thành công thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ thủ tục mình đã nói ở trên quan trọng nhất là tờ đăng ký kiểm tra chất lượng và giám định tính đồng bộ. Thì cán bộ hải quan sẽ kiểm tra và nếu không có gì bất thường họ sẽ cho phép bạn thông quan tạm thời. Lúc này bạn cần đóng thuế và mang hàng hóa về. Và hãy liên hệ với đơn vị giám định để họ tiến hành kiểm tra tính đồng bộ của dây chuyền.

Lưu ý là chỉ được thông quan tạm thời, nếu bạn muốn thông quan chính thức dây chuyền sản xuất đó thì cần phải nộp lại chứng thư đạt chuẩn và bổ sung các chứng từ còn thiếu. Nếu quá hạn mà bạn vẫn chưa hoàn thành thì bạn sẽ phải đối mặt với phí phạt.

Bước 6: Thanh lý tờ khai

Bước cuối cùng này khá đơn giản. Chủ yếu là hoàn thành đầy đủ các thủ tục giấy tờ, bao gồm việc nộp bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Sau khi hoàn thành bước này thì quá trình làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ của bạn đã hoàn tất. Chúc bạn thành công.

Bạn thấy đấy việc nhập khẩu cho dây chuyền đồng bộ rất phức tạp, bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ để có thể thông quan thành công. Việc này sẽ tốn rất nhiều công sức và mất thời gian. Để giải quyết vấn đề trên thì việc sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập được xem là tối ưu nhất. Và TSL chính là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực ủy thác xuất nhập khẩu. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, nhận ủy thác xuất nhập khẩu của rất nhiều khách hàng. Chúng tôi tự tin mình có thể đem lại chất lượng dịch vụ tốt hàng đầu thị trường.

Dịch vụ xuất nhập khẩu
Dịch vụ xuất nhập khẩu

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đánh giá