Chăn ga gối đệm là món đồ không thể thiếu trong phòng ngủ của mỗi gia đình. Người tiêu dùng Việt Nam đang rất ưa chuộng những sản phẩm chăn ga gối đệm nhập khẩu. Bởi chúng không chỉ có chất lượng cao mà còn giá trị thẩm mỹ lớn. Nếu như bạn muốn nhập khẩu mặt hàng này về để kinh doanh, nhưng đang gặp vướng mắc ở khâu làm thủ tục nhập khẩu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết, TSL sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm theo đúng quy định 2024.
Chính sách nhập khẩu chăn ga gối đệm
Việc nhập khẩu bất kỳ mặt hàng này cũng đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định, và nhập khẩu chăn ga gối đệm cũng không ngoại lệ. Bạn cần có kiến thức về lĩnh vực ngoại thương và nắm rõ được các quy định có liên quan đến việc làm thủ tục nhập khẩu. Dưới đây là một số văn bản pháp luật có liên quan đến việc làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
- Thông tư số 21/2017/ TT- BCT ngày 23/10/2017;
- Công văn 4470/TCHQ-TXNK ngày 16/09/2021.
Bạn nên tham khảo qua những văn bản pháp luật này, vì như thế sẽ giúp bạn giảm rủi ro khi tự thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Dán nhãn chăn ga gối đệm khi nhập khẩu
Hiện nay, khi bạn muốn nhập khẩu sản phẩm hàng hóa nào Việt Nam đều phải dán nhãn hàng hóa. Và trong Nghị định số 43/2017 NĐ-CP có đề cập việc dán nhãn hàng hóa là bắt buộc, nên bạn cần tuân thủ theo. Bạn cần đảm bảo nhãn dán có đầy đủ các thông tin sau:
- Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
- Thông tin về chăn ga gối đệm (chất liệu, thành phần, …);
- Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)
Lưu ý:
Các thông tin trên bạn có thể viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào có thể dịch thuật. Tuy nhiên, nếu bạn định kinh doanh chăn ga gối đệm ở thị trường Việt Nam thì nên thể hiện thông tin bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Ngoài ra, bạn cần dán nhãn tại những vị trí dễ thấy dễ nhìn để tạo thuận lợi cho cán bộ hải quan trong việc kiểm tra và đối chiếu thông tin. Việc kiểm tra có thuận lợi thì hàng hóa của bạn mới được thông quan nhanh chóng. Một số vị trí mà bạn nên dán: trên thùng hàng, ngoài bao bì sản phẩm,…
Những rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho chăn ga gối đệm
Như đã đề cập ở trên, việc dán nhãn hàng hóa cho chăn ga gối đệm là bắt buộc. Do đó, bạn không dán nhãn hàng hóa hoặc dán nhưng thông tin trên nhãn không chính xác thì rất có thể sẽ phải chịu những rủi ro sau:
- Không dán nhãn hàng hóa cho chăn ga gối đệm theo quy định sẽ bị phạt hành chính, với số tiền cao nhất lên 60 triệu đồng
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do giấy chứng nhận xuất xứ trên nhãn dán bị bác bỏ
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa dễ bị thất lạc, hư hỏng do không có nhãn dán thông tin.
Mã HS của chăn ga gối đệm
Khi làm thủ tục nhập khẩu, một phần không thể thiếu đó là xác định mã HS cho hàng hóa. Mã HS được xem như một quy chuẩn chung dùng để phân loại hàng hóa khi xuất nhập khẩu trên thế giới. Dưới đây là bảng mã HS của mặt hàng chăn ga gối đệm mà TSL đã tổng hợp lại
Mô tả | Mã HS | Thuế nhập khẩu | Thuế VAT |
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ bông | 63023100 | 12% | 10% |
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ vải không dệt | 63023210 | 12% | 10% |
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ những sợi nhân tạo khác | 63023290 | 12% | 10% |
Mã HS vỏ ga, vỏ gối từ các vật liệu dệt khác | 63023900 | 12% | 10% |
Mã HS đệm bằng cao su xốp | 94042110 | 25% | 10% |
Mã HS đệm bằng plastic | 94042120 | 25% | 10% |
Mã HS đệm lò xo | 94042910 | 25% | 10% |
Mã HS chăn các loại | 94049010 | 25% | 10% |
Để có thể xác định được mã HS cho từng sản phẩm chăn ga gối đệm, bạn cần nắm rõ được thông tin sản phẩm từ đó đối chiếu với mô tả được quy định. Lưu ý, xác định mã HS rất quan trọng vì xuyên suốt quá trình làm thủ tục nhập khẩu chúng ta sẽ cần đến chúng. Ngoài ra, nếu như xác định sai mã HS sẽ làm chậm trễ làm thủ tục hải quan.
Nếu như bạn thấy việc này khá khó khăn thì có thể liên hệ với nhà bán để họ có thể cung cấp mã HS. Đây là cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Thuế nhập khẩu của chăn ga gối đệm
Khi bạn làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm sẽ có 2 loại thuế chính mà bạn cần đóng đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Tùy vào từng loại hàng hóa mà sẽ có mức thuế khác nhau, bạn cần căn cứ vào mã HS để xác định chính xác biểu thuế. Ở trên chúng tôi đã có bảng mã HS cúng với mức thuế của từng mã. Bạn có thể tham khảo ở đó.
Lưu ý: Thuế nhập khẩu thông thường của chăn ga gối đệm thường sẽ khá cao, do đó bạn nên chuẩn bị chứng nhận xuất xứ để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Khi bạn nhập khẩu chăn ga, gối đệm từ một số nước như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc,.. sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0%.
Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu chăn ga gối đệm
- Tờ khai hải quan;
- Vận đơn (Bill of lading);
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Chứng nhận xuất xứ của chăn ga gối đệm;
- Catalog;
Trên đây là những chứng từ cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm. Và bạn cần chuẩn bị đầy đủ để tiến hành làm thủ tục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn sẽ không cần chuẩn bị hết mà chỉ cần những chứng từ sau: tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng, danh sách đóng gói. Những giấy tờ còn lại có thể nộp bổ sung sau khi có yêu cầu từ phía hải quan.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm
Bước 1: Khai tờ khai quan
Bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu ở trên và không quên xác định chính xác mã HS. Tiếp sau đó bạn có thể lên hệ thống VNACCS/VCIS để tiến hành khai tờ khai quan online. Việc khai tờ khai quan rất quan trọng, bạn nên để người có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Điều này giúp tránh các sai sót có thể xảy ra. Lưu ý cần thực hiện việc khai báo trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa của bạn đến cửa khẩu. Nếu như quá thời gian trên bạn sẽ phải trả thêm chi phí lưu kho.
Bước 2: Mở tờ khai quan
Sau 1 – 2 ngày bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng từ hệ thống hải quan trả về. Khi đã có tờ khai bạn cần in ra và mang bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai. Khi nhập khẩu hàng hóa sẽ đi qua 1 trong 3 luồng xanh, vàng, đỏ. Tùy vào kết quả phân luồng mà sẽ có cách mở tờ khai khác nhau.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Tại bước này bạn cần nộp lại bộ hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cán bộ hải quan. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai sót, cán bộ hải quan sẽ trả lại bộ hồ sơ. Nếu như hồ sơ của bạn đầy đủ, và không có vấn đề gì thì hàng hóa của bạn sẽ được thông quan. Lúc này bạn chỉ cần đóng đủ tiền thuế là có thể mang hàng hóa về được rồi.
Bước 4: Thanh lý tờ khai
Cuối cùng, sau khi hàng hóa của bạn được thông quan bạn cần thực hiện nốt thủ tục thanh lý tờ khai. Việc này sẽ được các cán bộ hải quan hướng dẫn. Đây là bước quan trọng để hàng hóa có thể đem ra thị trường. Ngoài ra, khi mang chăn ga gối đệm về bạn cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển và lệnh thả hàng,… Đến đây thì thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm đã hoàn thành, chúc bạn thành công.
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm
- Chăn ga gối đệm không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
- Chăn ga gối đệm đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào nước ta
- Nếu như nhập khẩu chăn ga gối đệm để kinh doanh trên thị trường cần làm công bố hợp quy về hàng lượng Formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo
- Cần xác định chính xác mã HS của chăn ga gối đệm khi nhập khẩu để tính biểu thuế nhập khẩu
- Nếu như bạn là người không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì không nên tự mình thực hiện. Thay vào đó bạn nên ủy thác cho đơn vị thứ 3, điều này không những giảm sai sót khi thực hiện mà còn đảm bảo hàng hóa của bạn được thông quan thành công.
Trên đây là bài viết chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm, hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan hãy liên hệ với TSL theo qua hotline: *1688 – 092 188 83 88 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.