Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Để đưa những mặt hàng này về Việt Nam một cách suôn sẻ, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình làm thủ tục nhập khẩu, từ khâu chuẩn bị chứng từ đến các bước thông quan tại hải quan. Trong bài viết này, TSL Logistics sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước để thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp đúng quy định, tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu.

Chính sách nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Chính sách nhập khẩu đồ dùng nhà bếp nói riêng và đồ gia dụng nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/1/2015;
  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2013
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2018;
  • Công văn 1267/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan ngày 09/03/2018;
  • Thông báo 1850/ATTP-VP của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ngày 12/08/2020;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020.

Dán nhãn hàng nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa, mọi sản phẩm đồ dùng nhà bếp nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn gốc và/hoặc nhãn phụ thể hiện đầy đủ thông tin bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ có thể dịch thuật. Điều này không chỉ phục vụ cho công tác kiểm tra của cơ quan hải quan, mà còn giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin khi hàng lưu thông trên thị trường.

Cụ thể, nội dung nhãn hàng nhập khẩu đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp cần bao gồm:

  • Thông tin về bên xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ, quốc gia sản xuất.
  • Thông tin của nhà nhập khẩu: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở tại Việt Nam
  • Tên hàng hóa, mô tả sản phẩm, thành phần cấu tạo (nếu có), hướng dẫn sử dụng, thông số kỹ thuật (đặc biệt với đồ điện như lò vi sóng, máy ép,…).
  • Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

Nhãn hàng hóa nhập khẩu phải được dán ở vị trí dễ quan sát, không bị che khuất, thường là mặt trước bao bì sản phẩm hoặc trên thân hộp đựng hàng. Trong trường hợp sản phẩm đóng gói trong thùng carton, tem nhãn phụ nên được dán bên ngoài thùng và trên từng đơn vị sản phẩm bên trong

Việc không dán nhãn hoặc dán nhãn sai nội dung khi nhập khẩu hàng hóa có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chi phí của doanh nghiệp:

  • Bị xử phạt vi phạm hành chính
  • Mất quyền hưởng thuế ưu đãi: Nếu nhãn không đầy đủ hoặc không thể hiện đúng nguồn gốc có thể dẫn đến mất chứng nhận C/O, phải chịu thuế nhập khẩu thông thường cao hơn.
  • Nguy cơ hư hại, thất lạc hàng hóa

Mã HS nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Mã HS Mô tả hàng hóa (Tiếng Việt)
3924 Mã HS bộ đồ ăn và dụng cụ nhà bếp bằng plastic
39241010 Mã HS bộ đồ ăn và bộ đồ dùng nhà bếp từ melamine
39241090 Mã HS bộ đồ ăn và bộ đồ dùng nhà bếp loại plastic khác
69111000 Mã HS bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng, bằng sứ
69120000 Mã HS bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ vệ sinh bằng gốm
7013 Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất hoặc đồ dùng cho các mục đích tương tự bằng thủy tinh
7323 Mã HS bộ đồ ăn và dụng cụ nhà bếp bằng sắt hoặc thép
73239110 Mã HS đồ dùng nhà bếp bằng gang đúc, chưa tráng men
73239200 Mã HS đồ dùng nhà bếp bằng gang đúc, đã tráng men
73239310 Mã HS đồ dùng nhà bếp bằng inox (thép không gỉ)
73239910 Mã HS đồ dùng nhà bếp bằng sắt hoặc thép khác
Mã HS thìa, dĩa, muôi, thìa hớt kem, hớt bọt, đồ xúc bánh, dao ăn cá, dao cắt bơ, kẹp gắp đường và các loại đồ dùng nhà bếp hoặc bộ đồ ăn tương tự.
82151000 Bộ sản phẩm có ít nhất một thứ đã được mạ kim loại quý
82152000 Bộ sản phẩm tổ hợp khác

Thuế nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Có hai loại thuế quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý chính là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu. Mỗi loại thuế có cách tính riêng và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu cuối cùng.

Thuế nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Theo quy định hiện hành, tất cả các mặt hàng đồ dùng nhà bếp nhập khẩu phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với mức thuế suất phổ thông là 10%. Đây là loại thuế gián thu, được tính dựa trên giá trị tính thuế nhập khẩu (giá CIF + thuế nhập khẩu).

Bên cạnh thuế GTGT, thuế nhập khẩu là khoản chi phí bắt buộc khác, được xác định dựa trên mã HS (Harmonized System Code) của từng loại hàng hóa. Với nhóm mặt hàng đồ dùng nhà bếp như nồi inox, dao kéo, máy ép trái cây, máy xay sinh tố, giá thuế nhập khẩu dao động từ 0% đến 35%, tùy vào bản chất sản phẩm và chính sách thuế áp dụng.

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Theo quy định bộ hồ sơ nhập khẩu thiết bị nhà bếp đầy đủ sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract)
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận tải đơn (Bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 
  • Hồ sơ công bố vệ sinh ATTP (nếu có)
  • Hồ sơ hiệu suất năng lượng
  • Kiểm tra chất lượng
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu từ chi cục hải quan

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hồ sơ sẽ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro bị phân luồng đỏ, bị giữ hàng tại cảng hoặc bị xử phạt hành chính vì kê khai thiếu hoặc sai thông tin. Bạn có thể liên hệ với TSL để nhận tư vấn chi tiết hơn về các loại chứng từ cần có khi nhập khẩu đồ dùng nhà bếp nhé.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp.

Bước 1: Khai hải quan

Trước tiên, doanh nghiệp cần tiến hành khai báo hải quan. Có 2 cách để thực hiện, cách thứ nhất là khai báo trực tiếp tại các cơ quan hải quan. Cách thứ 2 sẽ đơn giản hơn, bạn chỉ cần truy cập hệ thống hải quan VNACCS/VCIS. Để thực hiện bước này, người nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu đồ dùng nhà bếp đã được TSL nêu ở trên. 

Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan

Ngoài ra, cần tra cứu chính xác mã HS code của từng loại đồ dùng nhà bếp để xác định mức thuế nhập khẩu, chính sách quản lý và có cần kiểm tra chất lượng hay không. Mã HS code chính xác sẽ giúp giảm thiểu rủi ro sai lệch thuế suất hoặc bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai báo thành công, doanh nghiệp sẽ tiến hành mở tờ khai chính thức tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi hàng đến. Mã luồng (xanh, vàng hoặc đỏ) sẽ quyết định hình thức kiểm tra của cơ quan hải quan. Với hàng hóa có mã luồng đỏ hoặc vàng, bạn cần phối hợp cung cấp chứng từ đầy đủ để kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm hóa thực tế.

Bước 3: Thông quan hàng hóa

Sau khi tờ khai được xác nhận hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành nộp các loại thuế nhập khẩu, bao gồm: thuế nhập khẩu thuế giá trị gia tăng (VAT) và các loại thuế khác (nếu có).

Bước 4: Vận chuyển về kho

Sau khi hàng được thông quan, bước tiếp theo là lấy hàng và vận chuyển về kho. Bạn nên lưu ý kiểm tra tình trạng hàng hóa thực tế so với chứng từ để xử lý kịp thời nếu có sai lệch.

Quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm với mặt hàng đồ dùng nhà bếp nhập khẩu

Theo quy định hiện hành đồ dùng nhà bếp nhập khẩu như nồi, chảo, dao, muỗng, máy ép, máy xay… đều thuộc nhóm 2, bắt buộc phải thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm

Trước khi thực hiện tự công bố phù hợp quy định ATTP, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại các đơn vị được công nhận hoặc được chỉ định bởi cơ quan nhà nước. Lưu ý, việc kiểm tra và lấy mẫu sẽ do đơn vị thứ 3 phụ trách. Sau khi có kết quả kiểm tra, đơn vị có trách nhiệm đáng giá sẽ là Bộ KH-CN.

Quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm với mặt hàng đồ dùng nhà bếp nhập khẩu

Quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm thường diễn ra ngay khi hàng về đến cảng. Tất nhiên, trước đó bạn đã nộp hồ sơ và đăng ký kiểm định rồi. Khi hàng hóa đến bạn đơn vị chịu trách nhiệm lấy mẫu sẽ đến để thực hiện lấy mẫu. Mẫu đồ dùng nhà bếp sẽ được chuyển đến trung tâm kiểm nghiệm. Thời gian kiểm tra từ 3 – 5 ngày, sau đó bạn sẽ nhận được phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP.

Tự công bố ATTP

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ thực hiện bước tự công bố phù hợp với quy định ATTP theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu số 01, Phụ lục I của Nghị định 15).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nói trên, bạn phải đăng lên các công thông tin của doanh nghiệp. Tiếp sau đó là nộp hồ sơ cho  cơ quan quản lý chuyên ngành.

Kiểm tra chất lượng về an toàn thực phẩm

Sau khi đã hoàn thành những thủ tục trên bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra chất lượng nhà nước về ATTP. Hồ sơ đăng ký gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo Mẫu số 04, Phụ lục I – Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Bản tự công bố sản phẩm đã nêu ở bước trước;
  • Bản sao bộ hồ sơ nhập khẩu, gồm hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn, danh sách đóng gói, catalogue sản phẩm,…

Trình tự kiểm tra chất lượng nhà nước như sau:

  • Bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau đó gửi cho cơ quan quản lý để xét duyệt hồ sơ.
  • Nộp hồ sơ kiểm tra chất lượng qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo phân hệ của Bộ Khoa học – Công nghệ, đối với các mặt hàng đồ dùng nhà bếp như nồi cơm, lò vi sóng,…
  • Thời gian kiểm tra và xét duyệt từ 03. Nếu như hồ sơ của bạn không có vấn đề, sản phẩm đồ dùng nhà bếp đạt chuẩn thì bạn sẽ nhận được đạt chuẩn. Ngược lại, bạn sẽ phải làm thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa nếu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn an toàn.

Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

  • Các sản phẩm đồ dùng trong nhà bếp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như bát, nồi, xoong, chảo,… phải tự làm công bố ATTP.
  • Với những sản phẩm đồ dùng là thiết bị điện như bếp từ, tủ lạnh, lò vi sóng phải làm kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu trước khi nhập khẩu.
  • Cần xác định chính xác mã HS của  đồ dùng trong nhà bếp.
  • Thuế nhập khẩu đồ dùng nhà bếp là khoản phú bắt buộc, nên bạn không được quên.
  • Hãy chuẩn bị chứng nhận xuất xứ, vì chúng có thể giúp doanh nghiệp miễn giảm thuế nhập khẩu.

Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết thêm về quy trình, lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với TSL để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.

5/5 - (1 bình chọn)