Thủ tục nhập khẩu máy in

Máy in là thiết bị điện tử sử dụng phổ biến trong văn phòng với nhiều loại như máy in laser, máy in mã vạch, máy in phun,… Việc nắm rõ thủ tục nhập khẩu máy in là rất quan trọng với những đơn vị kinh doanh máy in nhập khẩu hoặc sử dụng máy in số lượng lớn. 

thủ tục nhập khẩu máy in

Quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu máy in

Những văn bản pháp luật dưới đây quy định các chính sách nhập khẩu máy in vào Việt Nam:

  • Nghị định 60/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động in.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định về thủ tục hải quan.
  • Quyết định 2479/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất bản, in và phát hành.
  • Thông tư 16/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông hướng dẫn thực thi Nghị định 187/2013 NĐ-CP.
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Theo đó, máy in không nằm trong danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu. Các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt như thông thường với đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên khi nhập khẩu máy in, đơn vị nhập khẩu cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Với máy in đã qua sử dụng, tuổi thọ phải dưới 10 năm
  • Máy in nhập khẩu cần có giấy phép của bộ Thông tin & Truyền thông
  • Hàng hóa cần dán nhãn theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP
  • Lưu ý xác định đúng mã HS và thuế suất nhập khẩu

thủ tục nhập khẩu máy in

Danh mục máy in bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm: 

  • Máy in kỹ thuật số, offset, flexo, ống đồng, lưới
  • Máy photo màu hoặc có chức năng photo màu

Sau khi Nghị định số 25/2018/NĐ-CP được ban hành, các doanh nghiệp nhập khẩu máy in khi xin giấy phép nhập khẩu với một số loại, chỉ cần xuất trình đăng ký kinh doanh của công ty. Ngoài ra căn cứ theo kích thước khổ giấy A3 là 297 x 420 mm, máy in và photo kỹ thuật số có kích thước lớn hơn khổ giấy này hoặc có tốc độ in lớn hơn 60 tờ A4/phút buộc phải xin giấy phép nhập khẩu.

>>> Tham khảo thêm: Thủ tục nhập khẩu mực in

Mã HS máy in nhập khẩu

Máy in nhập khẩu rất đa dạng như máy in offset, in cuộn, in nhiệt,… nên có rất nhiều mã HS, ứng với từng mặt hàng. Mã HS máy in được quy định tại tiểu mục 8443 trên biểu thuế xuất nhập khẩu. Hoặc bạn có thể tham khảo mã HS máy in mã TSL đã tổng hợp trong bảng dưới đây:

Mô tả hàng hóa Mã HS  Thuế ưu đãi (%)

Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in, ống in và các bộ phận in khác thuộc nhóm 84.42

Máy in offset, in cuộn 84431100 0
Máy in offset in theo tờ, sử dụng trong văn phòng (kích thước giấy ở dạng không gấp một chiều không quá 22cm và chiều còn lại không quá 36cm) 84431200 0
Máy in offset khác 84431300 2
Máy in letterpress, in cuộn (trừ máy in flexo) 84431400 2
Máy in letterpress (trừ máy in cuộn, máy in flexo) 84431500 2
Máy in flexo 84431600 2
Máy in ống đồng 84431700 2
Máy in khác 84431900 0

Máy in kết hợp từ hai chức năng in, copy, fax, có khả năng kết nối thiết bị xử lý dữ liệu hoặc kết nối mạng

Máy in-copy công nghệ in phun màu 84433111 0
Máy in-copy công nghệ in phun khác 84433119 0
Máy in-copy công nghệ laser màu 84433121 0
Máy in-copy công nghệ laser khác 84433129 0
Máy in-copy-fax kết hợp màu 84433131 0
Máy in-copy-fax kết hợp khác 84433139 0
Máy in-copy-scan-fax kết hợp  84433191 0
Máy in khác 84433199 0

Thiết bị xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng

Máy in kim màu 84433211 0
Máy in kim loại khác 84433219 0
Máy in phun màu 84432221 0
Máy in phun khác 84433229 0
Máy in laser màu 84433231 0
Máy in laser khác 84433239 0
Máy in lưới sản xuất tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in 84433250 0

Khi nhập khẩu máy in về Việt Nam cần đảm bảo nhập đúng mã HS với mô tả hàng hóa. Xác định sai mã HS cho mặt hàng dẫn đến các vấn đề sau:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan do cần thời gian xác minh lại mã HS.
  • Chịu phạt hành chính theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.
  • Chậm giao hàng và lưu kho, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Với trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu, mức phạt thấp nhất là 2.000.000 VNĐ và cao nhất lên tới 3 lần mức thuế phải nộp.

Bạn có nhu cầu xác định cụ thể mã HS cho từng loại máy in, hãy liên hệ hotline 092 188 83 88 để được TSL tư vấn miễn phí.

Biểu thuế nhập khẩu máy in

thủ tục nhập khẩu máy in

Biểu thuế nhập khẩu máy in với một số loại phổ biến hiện nay như sau:

Loại máy in Thuế nhập khẩu Thuế ưu đãi Thuế VAT
Mã HS 84431100 – máy in offset, in cuộn 5% 0% 10%
Mã HS 84433111 – máy in-copy công nghệ in phun 5% 0% 10%
Mã HS 84433131 – máy in-copy-fax kết hợp 5% 0% 10%
Mã HS 84433940 – Máy in phun khác 7.5% 5% 10%

Lưu ý: Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về giảm thuế xuống 8% từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 không áp dụng với tất cả sản phẩm máy in. Vì vậy máy in nhập khẩu vẫn chịu mức thuế VAT 10%.

Cách tính thuế nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu máy in như sau:

Thuế nhập khẩu máy in xác định theo mã HS: 

  • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x %thuế suất

Thuế GTGT nhập khẩu:

  • Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%

Trị giá CIF được tính bằng giá trị xuất xưởng của sản phẩm cộng với tất cả chi phí đưa hàng về cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên.

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng máy in nhiệt

Các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in bao gồm 3 giai đoạn lớn là xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục thông quan và đưa hàng nhập khẩu về kho, tương tự như rất nhiều mặt hàng khác vào Việt Nam. Chi tiết về thủ tục này, mời bạn tham khảo tại Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu

Một số máy in yêu cầu giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam cần thực hiện bước này, bao gồm:

  • Máy in kỹ thuật số, offset, flexo, ống đồng, lưới
  • Máy photo màu hoặc có chức năng photo màu

Thủ tục xin giấy phép tiến hành online trên trang Cổng thông tin một cửa quốc gia – https://vnsw.gov.vn/ 

Bước 2: Làm thủ tục thông quan

Sau khi có giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt, in laser, in offset,.. tương tự các mặt hàng khác. Đầu tiên là tiến hành khai tờ khai hải quan. Hồ sơ làm tờ khai bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận tải đơn (Bill of lading)
  • Giấy giới thiệu
  • Giấy phép nhập khẩu
  • C/O với trường hợp hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Hóa đơn cước biển
  • Các chứng từ khác theo yêu cầu từ hải quan

Ngoài ra nhà nhập khẩu cần có thông báo hàng đến và mã HS theo quy định. Sau đó tiến hành nhập thông tin khai báo qua phần mềm.

Sau khi nhập xong tờ khai hải quan, hệ thống trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tiến hành mở tờ khai tại chi cục hải quan và xác định phân luồng xanh, vàng hoặc đỏ cho mặt hàng.

>>> Tham khảo thêm bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lịch

Bước 3: Đưa hàng về kho

Sau khi kiểm tra xong mặt hàng nhập khẩu và không có thắc mắc gì, cán bộ hải quan sẽ thông quan tờ khai. Doanh nghiệp tiến hành bước cuối là đóng thuế và thanh lý tờ khai, đưa hàng về kho.

Dán nhãn mặt hàng máy in nhập khẩu

Dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được quy định và giám sát chặt chẽ kể từ sau Nghị định 128/NĐ-CP. Việc dán nhãn hàng hóa máy in cho phép các cơ quan quản lý hàng hóa dễ dàng, xác định được xuất xứ, đơn vị chịu trách nhiệm cho hàng hóa. Dán nhãn hàng hóa là việc không thể thiếu trong thủ tục nhập khẩu. 

thủ tục nhập khẩu máy in

Nội dung nhãn mác máy in nhập khẩu được quy định trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm các đầu mục sau:

  • Thông tin nhà sản xuất
  • Thông tin nhà nhập khẩu
  • Tên và thông tin hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa

Thông tin xuất hiện trên nhãn hàng hóa phải sử dụng tiếng Anh hoặc dịch thuật đi kèm các tiếng khác. Trường hợp mặt hàng nhập khẩu vào luồng đỏ, hải quan sẽ rất chú ý tới nội dung nhãn.

Đơn vị làm thủ tục nhập khẩu máy in uy tín

TSL là đơn vị nhập khẩu chính ngạch hàng hóa về Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu máy in. Chúng tôi đã giúp tối ưu thời gian và thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho hàng trăm doanh nghiệp, là đối tác với nhiều doanh nghiệp kinh doanh lớn. TSL có đội ngũ làm việc tại cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa, cảng Cát Lái và cửa khẩu Hữu Nghị. Dịch vụ chúng tôi cung cấp bao trọn gói thủ tục hải quan từ việc chuẩn bị hồ sơ, xử lý thủ tục về mã HS, kiểm tra hàng hóa, xử lý rủi ro, tiếp nhận hàng hóa và vận chuyển về kho.

văn phòng tsl

Những lý do giúp bạn chọn TSL là đối tác làm thủ tục nhập khẩu máy in:

  • Đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics
  • TSL là thành viên WCA World và WCA China Global – hai trong số Network forwarders uy tín nhất thế giới cũng như khu vực. 
  • Dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp với tôn chỉ “Khách hàng xứng đáng nhất”.

Liên hệ dịch vụ ủy thác nhập khẩu máy in, máy photocopy trọn gói từ TSL:

  • Hotline/Zalo: 092 188 83 88
  • Địa chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Email: info@tsl.com.vn
  • Facebook: TSL Logistics – Total Service Logistics
Đánh giá