Bài viết dưới đây, TSL Logistics sẽ cập nhật chi tiết các bước thực hiện, những giấy tờ cần chuẩn bị và các lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi làm thủ tục nhập khẩu bồn rửa bát.
Chính sách nhập khẩu bồn rửa bát
Dưới đây là một số văn bản pháp luật có liên quan đến việc làm thủ tục nhập khẩu bồn rửa bát bạn cần biết.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015.
- Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
- Công văn 3936/TCHQ-TXNK ngày 13/06/2019.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Dán nhãn bồn rửa bát khi nhập khẩu
Khi nhập khẩu bồn rửa bát cần tuân thủ chính là dán nhãn hàng hóa theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Tất cả hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thiết bị nhà bếp như bồn rửa, đều phải có nhãn gốc và nhãn phụ bằng tiếng Việt trong trường hợp nhãn gốc không thể hiện đầy đủ thông tin bắt buộc.
Một nhãn hàng hóa đúng chuẩn phải bao gồm các nội dung chính: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân nhập khẩu, xuất xứ sản phẩm, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng (nếu có) và cảnh báo an toàn (nếu cần).
Việc không thực hiện đúng quy định về dán nhãn, hoặc dán nhãn sai nội dung, sai ngôn ngữ hoặc không có nhãn phụ có thể dẫn đến những rủi ro. Trong quá trình thông quan, hàng hóa có thể bị tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu, hoặc nghiêm trọng hơn là bị xử phạt hành chính, buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.
Mã HS của bồn rửa bát
Theo quy định hiện hành và căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam, chậu rửa bát có thể được phân loại theo một trong số các mã HS dưới đây tùy thuộc vào chất liệu cấu thành sản phẩm:
- 73241010 – Áp dụng cho thiết bị vệ sinh và các bộ phận của chúng, bằng sắt hoặc thép, bao gồm các loại chậu rửa inox.
- 69101000 – Dành cho chậu rửa bằng sứ
- 69109000 – Áp dụng cho thiết bị vệ sinh khác bằng gốm
Cần lưu ý rằng việc phân loại còn phụ thuộc vào mô tả hàng hóa cụ thể, thành phần vật liệu chính, cũng như hình thức nhập khẩu (nguyên chiếc, theo bộ, có kèm phụ kiện hay không).
Vì vậy, để tránh rủi ro và đảm bảo áp đúng mã HS phù hợp nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn xuất nhập khẩu của TSL qua hotline: 0866 139 944 / 0246 292 9229 để được tư vấn miễn phí.
Thuế nhập khẩu của chậu rửa bát
Đối với chậu rửa bằng inox không gắn thiết bị gia nhiệt, mã HS được sử dụng phổ biến hiện nay là 73241010. Đây là mã thuộc nhóm “Thiết bị nhà bếp bằng sắt hoặc thép không gỉ”
Theo Biểu thuế nhập khẩu năm 2025, thuế suất nhập khẩu của chậu rửa bát có mã HS 73241010 là 20%. Bên cạnh đó, tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%
Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu chậu rửa bát
- Tờ khai hải quan;
- Vận đơn (Bill of lading);
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Chứng nhận xuất xứ của chăn ga gối đệm;
- Catalog;
Trên đây là những chứng từ cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm. Và bạn cần chuẩn bị đầy đủ để tiến hành làm thủ tục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn sẽ không cần chuẩn bị hết mà chỉ cần những chứng từ sau: tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng, danh sách đóng gói. Những giấy tờ còn lại có thể nộp bổ sung sau khi có yêu cầu từ phía hải quan.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu bồn rửa bát
Bước 1: Khai tờ khai quan
Trước hết, doanh nghiệp cần thực hiện khai báo tờ khai hải quan điện tử thông qua hệ thống VNACCS/VCIS của Tổng cục Hải quan. Để khai báo được, doanh nghiệp phải có tài khoản đã được đăng ký trên hệ thống hải quan điện tử. Khi khai báo, cần đảm bảo thông tin mã HS mô tả hàng hóa, trị giá CIF, mã thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các thông số kỹ thuật phải chính xác, nhất quán với chứng từ như invoice, packing list, hợp đồng thương mại, vận đơn…

Đặc biệt, tờ khai phải được mở trong vòng 15 ngày kể từ ngày tàu cập cảng. Việc khai sai thông tin có thể khiến doanh nghiệp mất thời gian sửa đổi và phải giải trình, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng và chi phí kho bãi.
Bước 2: Mở tờ khai quan
Sau khi khai báo thành công trên hệ thống điện tử, doanh nghiệp đến chi cục hải quan nơi lưu hàng hóa để mở tờ khai thực tế. Tại đây, cán bộ hải quan sẽ kiểm tra chứng từ, xác định tình trạng tờ khai. Đối với mặt hàng bồn rửa bát nhập khẩu, thường không thuộc diện quản lý chuyên ngành, nên phần lớn sẽ vào luồng xanh. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về trị giá hoặc khai báo mã HS chưa phù hợp, tờ khai có thể chuyển sang luồng vàng hoặc đỏ.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi mở tờ khai, hàng hóa sẽ được kiểm tra sơ bộ tùy theo phân luồng. Nếu tờ khai vào luồng xanh, quá trình thông quan diễn ra rất nhanh, chỉ từ 30 phút đến 1 tiếng. Với chậu rửa bát inox, thông thường sẽ không cần kiểm tra thực tế hay kiểm tra chất lượng hàng hóa do không thuộc danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành.
Chính vì vậy, bồn rửa bát nhập khẩu thường được thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị nhà bếp trong việc tối ưu thời gian và chi phí.
Bước 4: Thanh lý tờ khai và mang hàng hóa về kho
Sau khi hàng được cấp phép thông quan, doanh nghiệp cần tiến hành thanh lý tờ khai tại bộ phận hải quan cảng. Sau khi hoàn tất thanh lý, doanh nghiệp có thể vận chuyển bồn rửa bát về kho riêng. Đừng quên lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan để phục vụ cho quyết toán thuế và thanh tra sau thông quan nếu có.
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu chậu rửa bát
- Chậu rửa bát không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
- Bồn rửa bát đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu
- Cần xác định chính xác mã HS của bồn rửa bát khi nhập khẩu. Một số mã HS thường thấy ở chậu rửa được phân theo chất liệu như: 73241010 – chậu Inox, 69101000 – chậu sứ, 69109000 – chậu gốm.
- Nếu bạn gặp khó khăn trong khâu khai báo hải quan, làm thủ tục thông quan, thì việc sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu chậu rửa bát sẽ là một giải pháp hiệu quả. TSL hiện đang cung cấp dịch vụ nhập khẩu trọn gói, bao gồm từ khâu tư vấn mã HS, chuẩn bị chứng từ, đại diện khai báo hải quan, kiểm tra chất lượng (nếu cần), cho đến khâu vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho an toàn nhanh chóng và tối ưu chi phí.