Nhập khẩu chính ngạch là hình thức trao đổi mua bán quốc tế quen thuộc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu theo con đường chính ngạch sẽ đảm bảo đầy đủ tính pháp lý cũng như quyền lợi của đôi bên thông qua hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn tồn tại một số rủi ro nhất định. Hãy cùng TSL tìm hiểu chi tiết về hình thức nhập khẩu này trong bài viết dưới đây!
Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?
Xuất nhập khẩu chính ngạch là một hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài, mọi hoạt động mua bán đều tuân thủ theo Hiệp định thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia với nhau.
Những mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch đều phải đóng thuế theo quy định của pháp luật và bị kiểm soát chặt chẽ hơn theo quy định của các cơ quan chuyên ngành, bao gồm: chất lượng hàng hóa, chứng từ hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm,…
Tại Việt Nam, những mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch phải thuộc danh mục hàng được Nhà nước cho phép. Trong đó, những mặt hàng có tên trong danh mục cấm thì không thể nhập khẩu theo con đường chính ngạch được.
Xuất nhập khẩu chính ngạch phù hợp nhất đối với những công ty, doanh nghiệp có nhu cầu mua bán hàng hóa với số lượng lớn, giá trị hàng hóa cao. Hình thức này sẽ đảm bảo tính pháp lý đầy đủ, minh bạch cho hàng hóa nhập vào.
Phân biệt nhập khẩu chính ngạch và nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch cũng là một hình thức nhập khẩu phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế. Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán trao đổi quốc tế giữa các công dân của hai quốc gia có đường biên giới liền kề nhau. Ví dụ, chủ cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng ở Việt Nam lấy nguồn hàng từ nhà cung cấp Trung Quốc về để buôn bán.
Nếu hình thức nhập khẩu chính ngạch thường áp dụng cho lô hàng có giá trị lớn, hàng hóa đặc biệt thì hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch thường là đồ gia dụng, quần áo, giày dép, túi xách,… Nói chung là các sản phẩm phổ thông và có giá trị nhỏ. Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch sẽ có đầy đủ tính pháp lý và minh bạch hơn so với hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch.
>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc về Việt Nam.
Ưu và nhược điểm của hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch
Ưu điểm của nhập khẩu chính ngạch
- Áp dụng cho các lô hàng có giá trị nhập khẩu lớn và không hạn chế số lượng nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ, chứng từ, hóa đơn tuân thủ quy định pháp luật, từ đó giảm thiểu rủi ro bị cơ quan chức năng thu giữ.
- Mức độ ổn định cao, quyền lợi của đôi bên được đảm bảo thông qua hợp đồng thương mại, đây là căn cứ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán.
- Vận chuyển quốc tế an toàn và đảm bảo hơn, phù hợp với các lô hàng có giá trị cao.
- Vận chuyển qua biên giới từ tất cả các quốc gia có ký kết các Hiệp định thương mại với Việt Nam, không nhất thiết phải là những quốc gia có chung đường biên giới.
Nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch
- Thủ tục, giấy tờ xuất nhập khẩu chính ngạch khá phức tạp, chỉ khi hàng hóa được thông quan nhà nhập khẩu mới được nhận hàng hóa, trừ trường hợp được phép chuyển vào kho bảo quản đợi kết quả kiểm tra chuyên ngành.
- Chi phí thường cao hơn so với tiểu ngạch.
- Hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, cần kiểm tra nhiều thủ tục, giấy tờ dẫn đến sự linh hoạt giảm đi.
Phân loại hình thức nhập khẩu chính ngạch
Nhập khẩu chính ngạch được chia làm 2 loại chính, đó là:
Nhập khẩu chính ngạch trực tiếp
Với hình thức nhập khẩu chính ngạch trực tiếp, công ty/doanh nghiệp nhập khẩu sẽ đứng tên trực tiếp trong tờ khai hải quan tại những mục nhập khẩu. Mọi hoạt động đàm phán và mua bán với nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài cũng do công ty/doanh nghiệp trực tiếp thực hiện.
Khi nhập khẩu chính ngạch trực tiếp, mọi thủ tục, giấy tờ đều do công ty/doanh nghiệp chuẩn bị nên nếu có bất kỳ rủi ro liên quan đến việc thông quan, thuế hay giấy tờ, công ty/doanh nghiệp nhập khẩu đều phải chịu trách nhiệm toàn bộ.
Nhập khẩu chính ngạch ủy thác
Thay vì tự thực hiện các hoạt động nhập khẩu như hình thức trực tiếp, các công ty/doanh nghiệp lựa chọn ủy thác nhập khẩu sẽ nhờ một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics để giao dịch và nhập khẩu. Đơn vị này sẽ thay mặt doanh nghiệp đứng tên trên tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan. Doanh nghiệp sẽ phải phí dịch dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Với hình thức nhập khẩu ủy thác, doanh nghiệp chỉ cần làm hợp đồng ủy thác hợp tác với các đơn vị trung gian, sau đó họ sẽ thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục thông quan hàng hóa. Cuối cùng doanh nghiệp sẽ nhận được hóa đơn đỏ hợp pháp của hàng hóa và các chứng từ nhập khẩu liên quan.
Quy trình nhập khẩu chính ngạch
Quy trình nhập khẩu chính ngạch triển khai theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu chính ngạch
Khi nhập khẩu chính ngạch, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ sau:
- Hợp đồng (Sale contract)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Quy cách đóng gói (Packing list) với Seller (người bán)
- Bill of Lading (nếu có)
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
- LC – Tín dụng thư
- Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
- Giấy chứng nhận hàng hóa (form E)
- Hóa đơn vận chuyển.
- Chứng nhận kiểm dịch
Bước 2: Thanh toán Invoice
Tiến hành thanh toán Invoice dựa trê những điều kiện đa ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường, hình thức thanh toán qua ngân hàng sẽ được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức này cần phải dùng ngân hàng được Nhà nước cấp phép thanh toán.
Bước 3: Làm thủ tục xuất khẩu hải quan
Hiện nay, có ba phương thức vận chuyển chính khi nhập khẩu chính ngạch, bao gồm đường biển, đường bộ và đường hàng không.
Trong trường hợp doanh nghiệp bạn mới bắt đầu thực hiện thủ tục khai hải quan, bạn sẽ cần mua token, đăng ký mã người dùng và mật khẩu trên hệ thống.
Sau khi hoàn tất việc đăng ký, doanh nghiệp có thể khai báo trực tiếp thông qua phần mềm hải quan. Sau khi khai báo, doanh nghiệp cần chờ thông quan và có thể theo dõi tình hình qua phần mềm hải quan.
Tờ khai hải quan có ba loại luồng khách hàng cần lưu ý:
- Màu xanh: Mã kiểm tra của tờ khai là số 1, hàng hóa được thông quan ngay lập tức.
- Màu vàng: Mã kiểm tra của tờ khai là số 2, bạn chỉ cần xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và thông quan.
- Màu đỏ: Mã kiểm tra của tờ khai là số 3, bạn phải xuất chứng từ để kiểm tra và thực hiện kiểm tra hàng hóa.
Bước 4: Nộp thuế và lấy lệnh xuất hàng
Khi thực hiện khai báo hải quan, bạn phải xem xét và nộp các chi phí thuế phát sinh. Sau đó nhận được lệnh giao hàng bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy giới thiệu từ công ty xuất hàng
- Vận đơn
- Thông báo hàng đến
Nếu nhập hàng chính ngạch theo container cần thêm các tài liệu như: giấy mượn container, giấy hạ container rỗng, hạn lệnh giao hàng và phải có hóa đơn.
Sau đó, khách hàng tiếp tục thực hiện các thủ tục như sau:
- Mở tờ khai và hoàn tất thủ tục hải quan
- In phiếu giao nhận, thực hiện thanh lý và xuất hàng
Bước 5: In Transit Delay
Lúc này hàng hóa đang trong thời gian vận chuyển. Trong quá trình này, cả người mua và người bán đều có thể theo dõi hàng hóa thông qua một mã tracking được cung cấp bởi đơn vị vận chuyển.
Bước 6: Làm thủ tục nhập khẩu hải quan
Khi hàng hóa chính ngạch đã được chuyển đến đích, bạn sẽ tiến hành các thủ tục nhập khẩu. Quá trình làm thủ tục nhập khẩu sẽ bắt đầu lại từ bước 1 của việc xét duyệt các chứng từ. Bạn cũng cần nhớ thu hồi tiền thuê container (nếu có) và cung cấp các giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu
- Giấy hạ container rỗng
- Giấy thuê container
Những rủi ro trong xuất nhập khẩu chính ngạch
Vận chuyển chính ngạch giúp đảm bảo tính ổn định khi vận chuyển và bảo vệ quyền lợi cho các bên thông qua hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chính bởi vì yêu cầu khắt khe hơn về giấy tờ và tính pháp lý của hàng hóa nên nếu doanh nghiệp nhập khẩu không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và thủ tục hải quan có thể dẫn đến việc bị phạt hoặc hàng hóa bị tịch thu.
Chưa kể, nếu không may chọn phải đơn vị vận chuyển không uy tín thì doanh nghiệp cũng có thể gặp phải rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu.
Mặc dù nhập khẩu chính ngạch yêu cầu khắt khe hơn về các thủ tục nhập khẩu và thuế nhập khẩu cần đóng cũng cao hơn. Tuy nhiên đây vẫn là hình thức nhập khẩu an toàn và được khuyến khích hơn so với nhập khẩu tiểu ngạch.
TSL – Đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu chính ngạch
TSL là đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu chính ngạch trọn gói uy tín và chất lượng. Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực hải quan và thương mại quốc tế, TSL cam kết cung cấp các giải pháp nhập khẩu chính ngạch hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
TSL không chỉ đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và quy trình hải quan mà còn tối ưu hóa quá trình nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Đồng thời, trong quá trình hợp tác, chúng tôi luôn nhiệt tình hỗ trợ tư vấn cho quý doanh nghiệp về thuế, hải quan và các vấn đề pháp lý liên quan để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và bền vững trong môi trường thương mại quốc tế phức tạp ngày nay.
Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển bền vững, TSL luôn nỗ lực không ngừng để trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch tại Việt Nam. Quý khách cần tư vấn thêm về dịch vụ vui lòng gọi tới hotline 092 188 83 88.
Pingback: Dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch TSL – TSL – Total Services Logistics