Hàng phi mậu dịch là những mặt hàng nhập khẩu nhưng không dùng cho mục đích sản xuất hoặc thương mại. Mặt hàng này thường dùng cho mục đích làm hàng mẫu, hàng trưng bày hoặc để sử dụng. Loại mặt hàng này sau khi nhập khẩu có thể mua bán được nhưng cần làm giấy tờ để chuyển đổi mục đích. Dành cho những doanh nghiệp hay cá nhân có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch, TSL sẽ thông tin tới bạn về chính sách, thuế cũng như bộ hồ sơ làm thủ tục cho quy trình này.
Chính sách nhập khẩu đối với hàng hóa phi mậu dịch
Chính sách nhập khẩu cho hàng phi mậu dịch được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2018;
- Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/09/2016;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/4/2017;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020;
- Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/03/2021.
Dựa trên những văn bản trên, hàng hóa phi mậu dịch bao gồm:
- Quà tặng, biếu phẩm từ tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài gửi về cho cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam.
- Các loại hàng hóa của cơ quan chức năng hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Hàng viện trợ nhân đạo.
- Các loại hàng hóa tạm nhập tái xuất, thuộc quyền sở hữu cá nhân, được miễn thuế theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
- Hàng mẫu không thanh toán, trong nhiều trường hợp giá trị của hàng mẫu lớn và không phải là hàng hoá bán, được tính là hàng nhập khẩu phi mậu dịch.
- Phương tiện đi lại và dụng cụ nghề nghiệp của cá nhân xuất nhập cảnh.
- Tài sản di động của các cá nhân hoặc tổ chức.
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo phương thức vận tải đơn.
Chính sách thuế với hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch cần nộp lại cho Nhà nước. Tuy nhiên có nhiều loại thuế cho mặt hàng này và cụ thể không phải loại mặt hàng phi mậu dịch nào cũng chịu thuế tương đương nhau.
Những mặt hàng phi mậu dịch không áp thuế
Theo Điều 9, Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/09/2016, những trường hợp là hàng phi mậu dịch được miễn thuế bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được miễn thuế theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, có giá trị hải quan dưới 1.000.000 VNĐ hoặc số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 VNĐ sẽ được miễn thuế.
- Hàng hóa có tổng giá trị hải quan dưới 500.000 VNĐ hoặc tổng số tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp dưới 50.000 VNĐ cho mỗi lần xuất nhập khẩu sẽ được miễn thuế xuất khẩu và nhập khẩu.
Ngoài ra còn một số trường hợp khác có cách tính thuế riêng: hàng nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ nhân đạo,….
Những loại phí, thuế của hàng phi mậu dịch nhập khẩu
Hàng hóa phi mậu dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam có khả năng phải chịu các loại thuế sau đây:
- Thuế nhập khẩu (Import duty): Đây là mức thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Mức thuế này có thể thay đổi tùy thuộc vào danh mục hàng hóa và quốc gia xuất xứ.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Được áp dụng cho giá trị gia tăng của hàng hóa trong quá trình nhập khẩu và phân phối. Hiện tại, mức thuế VAT tại Việt Nam là 10%, nhưng có thể có sự biến động tùy theo chính sách từng thời điểm.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (Special consumption tax): Áp dụng cho một số mặt hàng đặc biệt như xăng, rượu, thuốc lá, ô tô, xe máy,… Mức thuế này cũng có thể biến đổi tùy thuộc vào loại sản phẩm cụ thể.
Ngoài các loại thuế trên, các hàng hóa phi mậu dịch nhập khẩu cũng có thể phải chịu các khoản phí khác như phí nhập khẩu, phí chuyển phát nhanh, phí dịch vụ hải quan, phí xử lý hàng hóa tại cảng, và nhiều khoản phí khác tuỳ thuộc vào điều kiện và quy định cụ thể.
Cách tính thuế cho hàng nhập khẩu phi mậu dịch
Công thức tính thuế nhập khẩu và thuế VAT cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm hàng phi mậu dịch như sau:
- Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % Thuế suất
Trong đó: Trị giá CIF là tổng giá trị xuất xưởng của mặt hàng cộng với các loại thuế, phí để đưa hàng tới cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam.
- Thuế VAT nhập khẩu:
Thuế VAT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % Thuế suất (thông thường là 10%)
Như vậy thuế nhập khẩu cho hàng hóa phi mậu dịch phụ thuộc phần lớn vào mã HS của hàng hóa. Do đó việc xác định chính xác mã HS là điều tiên quyết phải làm cho hàng hóa nhập khẩu. Nếu xác định đúng mã HS, hàng hóa có thể không phải chịu thuế nhưng trong trường hợp xác định sai, pháp nhân nhập khẩu sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng.
=>> Tìm hiểu thêm tại: Chi tiết 6 quy tắc áp mã HS code
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu cho hàng phi mậu dịch
Bộ hồ sơ
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chi tiết bộ hồ sơ phụ thuộc vào đặc điểm của hàng nhập khẩu, nhưng đa số sẽ bao gồm:
- Tờ khai hải quan;
- Vận đơn (bill of lading) ;
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Hợp đồng thương mại (sale contract);
- Danh sách đóng gói (packing list);
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có);
- Catalogs hàng hóa (nếu có)
Đối với hàng phi mậu dịch giá trị thấp dưới 1.000.000 VNĐ, phía đơn vị chuyển phát nhanh sẽ tự làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa đó. Ngoài các giấy tờ trên, một số mặt hàng đặc thù cần xuất trình cho cơ quan các loại hồ sơ: hồ sơ tự công bố sản phẩm, hồ sơ kiểm tra chất lượng,…
Chi tiết xem tại: Chi tiết bộ hồ sơ xin giấy nhập khẩu hải quan
Quy trình
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch được quy định cụ thể trong các Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015 và sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Dưới đây là tóm tắt các bước chính về quy trình này:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Thu thập đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định mã HS hàng hóa. Nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Hệ thống hải quan sẽ phân luồng tờ khai và trả về kết quả phân luồng xanh – vàng – đỏ. Nếu đã có luồng tờ khai, bạn in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ và chấp nhận thông quan tờ khai. Nếu không có thắc mắc gì, bạn có thể đóng thuế nhập khẩu để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Thanh lý tờ khai, nhận hàng
Sau khi tờ khai được thông quan, lấy tờ khai thông quan và mã vạch. Sau đó bạn gửi cho công ty chuyển phát nhanh để tiến hành lấy hàng và giao hàng.
Những lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Hiện nay các tờ khai cho hàng hóa phi mậu dịch đều được khai báo trên VNACCS – hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam. Còn khi làm thủ tục nhập khẩu cho loại mặt hàng này cần thực hiện tại các chi cục hải quan cửa khẩu. Khi làm tờ khai, bạn cần chú ý những điều sau:
- Mã loại hình nhập khẩu là H11 (căn cứ theo Công văn 2765/TCHQ-GSQL)
- Trường hợp cá nhân làm thủ tục nếu không có mã số thuế, việc khai báo cần thông qua đại lý hải quan. Đại lý sẽ đại diện là người nhập khẩu trên tờ khai.
- Trường hợp hàng là chứng từ thì không cần mở tờ khai.
- Trường hợp giá trị hàng dưới 1.000.000 VNĐ sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng bạn cần biết trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch. TSL hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hoàn thành việc nhập khẩu mà không gặp bất kì khó khăn nào. Trường hợp cần tư vấn về thủ tục, mức thuế phí hoặc các giấy tờ pháp lý, hãy liên hệ tới TSL qua hotline *1688.