Thủ tục nhập khẩu máy làm kem

Máy làm kem hoạt động dựa trên cơ chế làm lạnh nguyên liệu ở nhiệt độ thấp sau đó trộn chúng lại với nhau. Hầu hết máy làm kem trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,… Để có thể nhập khẩu mặt hàng này và kinh doanh ở Việt Nam bạn sẽ cần thực hiện đầy đủ những thủ tục sau. Bài viết dưới đây TSL sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu máy làm kem chính xác, nhanh chóng nhất. Hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé.

Quy định pháp lý về thủ tục nhập khẩu máy làm kem

Trước đi vào chi tiết quy trình thực hiện bạn cần tìm hiểm những quy định, chính sách có liên quan đến việc nhập khẩu máy làm kem. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định sau đây để biết thêm thông tin.

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
  • Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019

Việc làm thủ tục nhập khẩu máy làm kem không khó nếu như bạn nắm kỹ các quy định có liên quan. TSL vẫn khuyên bạn nên tìm kỹ các quy định trên để quá trình làm thủ tục suôn sẻ nhất.

Dán nhãn hàng hóa cho máy làm kem

Theo nghị định 128/2020/NĐ-CP việc kiểm tra nhãn dán hàng hóa khi nhập khẩu đã được siết chặt hơn. Bởi vậy nên khi làm thủ tục nhập khẩu máy làm kem bạn sẽ cần dán nhãn hàng hóa cho chúng. Dán nhãn hàng hóa sẽ giúp cho cán bộ hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin dễ dàng hơn. Điều này còn giúp cho quá trình thông quan trở nên nhanh chóng hơn. Và khi dán nhãn cần đảm bảo nhãn thể hiện đầy đủ những thông tin sau:

  • Thông tin đơn vị nhập khẩu
  • Thông tin đơn vị xuất khẩu
  • Thông tin chi tiết về máy làm kem ( thông số kỹ thuật, cảnh báo, công suất,… (
  • Xuất xứ sản phẩm

Bên cạnh việc thể hiện chính xác những thông tin trên bạn cũng cần chú ý đến vị trí dán nhãn. Không có quy định cụ thể về vị trí dán nhãn những dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chúng tôi khuyên bạn nên dán ở những vị trí dễ thấy dễ nhìn. Việc này tạo thuận lợi cho cán bộ hải quan khi cần kiểm tra, truy xuất thông tin lô hàng.

Mã HS của máy làm kem

Mã HS có nhiệm vụ phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Chúng sẽ giúp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định thuế suất, các chính sách có liên quan. Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Để có thể xác định chính xác cho từng mặt hàng bạn cần dựa vào đặc điểm, chất liệu, đặc tính cụ thể.

Với máy làm kem, chúng ta biết được đây là thiết bị hoạt động trên cơ chế làm lạnh nên chúng sẽ nằm ở nhóm 8418 ( Tủ lạnh, tủ kết đông (1) và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15 ).

Mã HS Mô tả
84185099 Loại khác
84185019 Loại có kiểu dáng nội thất khác (tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng và loại tương tự) để bảo quản và trưng bày, có lắp thiết bị làm lạnh hoặc kết đông

Biểu thuế cho mặt hàng máy làm kem

Biểu thuế cho mặt hàng máy làm kem

Thuế nhập khẩu của máy làm kem bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng: 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 15%

Tuy nhiên, nếu bạn có ý định nhập khẩu máy làm kem từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… thì sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Mức thuế này thường từ 0 – 7.2%.

Hồ sơ nhập khẩu máy làm kem gồm những gì?

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy làm kem bao gồm những giấy tờ và chứng từ sau:

  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy làm kem

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

Bạn cần biết máy làm kem thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ Khoa học và công nghệ nên cần đăng ký kiểm tra chất lượng. Quy trình cụ thể sẽ gồm có các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 bạn cần chuẩn bị đầy đủ những chứng từ sau:

  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng 
  • Giấy giám định chất lượng lô hàng
  • Giấy đăng ký theo mẫu

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, bạn cần truy cập trang một cửa quốc gia tại phần quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ để tiến hành nộp hồ sơ. 

Chú ý rằng, chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ là đơn vị tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ. Đơn vị tiến hành kiểm tra máy làm kem sẽ là các trung tâm kiểm tra do bộ Khoa học và công nghệ cấp phép, nên bạn cần đăng ký tại trung tâm để kiểm tra.

Bước 3: Mang đi kiểm tra

Tiếp đến bạn cần mang mẫu đến trung tâm đã đăng ký trước đó để kiểm tra. Thời gian kiểm tra có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. 

Bước 4: Nhận kết quả

Khi có kết quả kiểm tra từ trung tâm bạn hãy tải kết quả lên hệ thống một cửa quốc gia để chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đánh giá. Nếu như kết quả đạt chuẩn sẽ thì máy làm kem của bạn có thể được thông quan chính thức.

Bước 2: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu

Máy làm kem nằm trong nhóm sản phẩm cần làm thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu. Để hàng hóa có thể thông quan thành công thì đây là việc không thể thiếu. Việc này cũng không quá khó bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định sau đó mang mẫu đến trung tâm để làm thử nghiệm hiệu suất năng lượng. 

Bước 3: Khai tờ khai quan

Sau khi được có chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa và phiếu kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng cho mặt hàng máy làm kem việc tiếp theo cần làm là khai tờ khai quan.

Bạn cần truy cập hệ thống hải quan để khai báo thông tin. Thời gian xét duyệt sẽ mất từ 2 – 3 ngày sau đó bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng, lúc này bạn có thể bắt đầu các bước tiếp theo.

Bước 4: Mở tờ khai quan

Khi nhận được kết quả phân luồng bạn sẽ phải in tờ khai quan và mang xuống cửa khẩu để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa. Nếu như bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, khai báo chính xác các thông tin thì hàng hóa sẽ được vào luồng xanh. Giúp tiết kiệm nhiều thời gian thông quan vì cán bộ hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ.

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Tại đây bạn sẽ nộp lại hồ sơ đã chuẩn bị cho cán bộ hải quan. Nếu hồ sơ không có vấn đề gì thì hàng hóa sẽ được thông quan. Ngược lại, bạn sẽ phải bổ sung thêm nếu giấy tờ chưa đầy đủ hoặc khai sai thông tin. 

Bước 6: Dán nhãn năng lượng

Cuối cùng cần tiến hành đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy làm kem. Việc này rất cần thiết để hàng hóa có thể lưu thông trên thị trường.

Hồ sơ cần có để đăng ký nhãn dán năng lượng cho máy làm kem gồm:

  • Giấy công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm theo mẫu
  • Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
  • Mẫu nhãn dán năng lượng (dự kiến)
  • Nhãn phụ sản phẩm

Sau khi chuẩn bị xong hãy nộp lại cho Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững. Thời gian xét duyệt hồ sơ và cấp nhãn dán sẽ mất từ 3 – 5 ngày. Khi hồ sơ và mẫu nhãn dán được thông quan bạn có thể tự dán cho hàng hóa.

Những lưu ý cần nhớ khi nhập khẩu máy làm kem

Những lưu ý cần nhớ khi nhập khẩu máy làm kem

Để giúp cho quá trình thông quan máy làm kem thuận lợi hơn bạn hãy tham khảo các lưu ý dưới đây của TSL nhé:

  • Máy làm kem không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
  • Máy làm kem thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 cần kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu
  • Thuế nhập khẩu của máy làm kem là 15%
  • Nếu bạn cần đến dịch vụ ủy thác nhập khẩu máy làm kem có thể liên hệ với TSL để nhận được giúp đỡ sớm nhất. Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cam kết giúp hàng hóa của bạn thông quan an toàn.
5/5 - (1 bình chọn)