Thủ tục nhập khẩu nhôm

Hiện nay nhu cầu nhập khẩu nhôm cũng tăng lên rất nhiều, chính vì thế, các quy định NHà nước về việc nhập khẩu mặt hàng này ngày càng khắt khe. Chưa kể, với mặt hàng nhôm nhập khẩu cần làm đăng ký kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy mới thuộc thông quan và lưu hành trên thị trường. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện các nghiệp vụ hải quan. Thấu hiểu những khó khăn này, TSL sẽ trình bày chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu nhôm trong bài viết dưới đây. 

Các quy định, chính sách liên quan tới thủ tục nhập khẩu nhôm 

Các Thông tư, Nghị định hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu nhôm quy định trong các văn bản pháp luật sau:

Căn cứ dựa trên các văn bản pháp luật trên, mặt hàng nhôm không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam nên có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu như bình thường. Riêng với mặt hàng nhôm đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. 

thủ tục nhập khẩu nhôm

Theo Thông tư 19/2019/TT-BXD, mặt hàng nhôm thuộc danh mục hàng hóa nhóm cần kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, vì vậy trước khi làm thủ tục nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng. 

Khi làm thủ tục nhập khẩu nhôm cần lưu ý một số điểm sau:

  • Theo Thông tư 2942/QĐ-BCT, mặt hàng nhôm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá.
  • Nhà nhập khẩu phải nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ thuế nhập khi làm thủ tục nhập khẩu.
  • Nếu nhôm nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam cần yêu cầu người bán cáp chứng nhận xuất xứ để hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt. 
  • Với mặt hàng nhôm nhập khẩu cần làm kiểm tra chất lượng mới được phép lưu thông trên thị trường.
  • Những chứng từ gốc cần chuẩn bị trước khi làm thủ tục nhập khẩu, tránh tình trạng hàng hóa bị lưu kho.

>>> Xem chi tiết: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch

Mã HS và biểu thuế nhập khẩu nhôm

Trước khi tiến hành các bước làm thủ tục nhập khẩu, bạn cần xác định mã HS của mặt hàng cần nhập. Tùy thuộc loại nhôm cần nhập là nhôm hợp kim hay nhôm không hợp kim sẽ có mã HS riêng cho từng loại.

Từ mã HS, bạn sẽ biết được các chính sách và mức thuế áp dụng đối với sản phẩm cần nhập khẩu. Dưới đây là mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi của một số loại nhôm bạn có thể tham khảo:

Mô tả Mã HS Thuế nhập khẩu ưu đãi
Nhôm không hợp kim 76041010 5%
Nhôm hình không hợp kim 76041090 10%
Nhôm dạng hình rỗng 76042190 10%
Thanh và que nhôm được ép bùn 76042910 5%
Loại khác 76042990 10%

Bên cạnh thuế nhập khẩu ưu đãi, khi nhập khẩu nhôm, bạn còn phải chịu thuế VAT 8% hoặc 10% và thuế chống bán phá giá theo Thông tư 2942/QĐ-BCT.

Thuế nhập khẩu mặt hàng nhôm khá cao. Vì vậy khi làm thủ tục nhập khẩu bạn nên quan tâm đến chứng nhận xuất xứ để được áp thuế ưu đãi đặc biệt. 

Mức thuế này áp dụng cho các mặt hàng được nhập từ các quốc gia có ký Hiệp định thương mại với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật, Hàn, Chi Lê, Úc, Ấn Độ, Châu Âu và các nước ASEAN. Để hưởng thuế này cần phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ này sẽ do bên xuất khẩu tại quốc gia đó cung cấp.

>>> Xem thêm: Hồ sơ và quy trình làm thủ tục nhập khẩu đá Granite

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nhôm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, người khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu nhôm cần nộp và xuất trình các chứng từ sau:

  • Từ khai hải quan: 01 bản chính
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản sao
  • Vận đơn: 01 bản sao
  • Phiếu đóng gói hàng hóa: 01 bản sao
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ: 01 bản gốc
  • Đăng ký làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu: 01 bản gốc

>>> Đọc thêm: Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu than đá

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nhôm

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nhôm được thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

Theo quy định, mặt hàng nhôm thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc Bộ Xây dựng quản lý nên cần kiểm tra chất lượng trước khi tiến hành thông quan hàng hóa.

Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa là Sở Xây dựng địa phương tại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp bạn đăng ký kinh doanh tại địa phương nào thì sẽ tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tại địa phương đó.

Trường hợp hàng hóa có chứng nhận hợp quy trước khi hàng về cảng, Sở Xây dựng sẽ ra thông báo kiểm tra chất lượng luôn để làm thủ tục thông quan hàng hóa ngay.

thủ tục nhập khẩu nhôm tấm

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan

Sau khi có giấy báo hàng đến, bạn sẽ thực hiện khai báo hải quan trên phần mềm hải quan.

Các thông tin trên khai báo hải quan cần đồng nhất với bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu đã chuẩn bị, gồm:

Hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Dựa trên kết quả phân luồng để tiến hành các bước làm thủ tục hải quan tiếp theo. 

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ hải quan

Sau khi có kết quả phân luồng tờ khai và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, bạn mang bộ hồ sơ đến cơ quan hải quan nơi hàng về để xin mang hàng về bảo quản. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu không có vấn đề gì sẽ chấp nhận thông quan lô hàng. Lúc này, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế là có thể cho hàng về kho bảo quản.

thủ tục nhập khẩu nhôm tấm

Bước 4: Lấy mẫu và gửi đi kiểm nghiệm

Khi hàng về kho, bạn lấy mẫu và gửi mẫu đi thử nghiệm để được cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng. Sau khi có chứng nhận, bạn nộp kèm hồ sơ cho bên Sở Xây dựng. Sở sẽ căn cứ vào đó để ra thông báo kiểm tra lô hàng có đạt chất lượng hay không. Đây cũng là căn cứ để nộp hải quan thông quan hàng.

Tham vấn giá: mặt hàng nhôm nhập khẩu thuộc diện quản lý rủi ro về giá, tùy từng mặt hàng hải quan có thể đề nghị tham vấn giá. Do đó cần chuẩn bị các chứng từ liên quan tới lô hàng để tiến hành làm việc với hải quan.

>>> Tham khảo thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu nhôm chuyên nghiệp, nhanh chóng

Nếu bạn đang có nhu cầu thuê dịch vụ làm thủ tục hải quan nhập khẩu nhôm có thể liên hệ tới TSL để được hỗ trợ tốt nhất, tránh các rủi ro không mong muốn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu.

Với gần 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng tôi có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn trong quá trình làm thủ tục hải quan, giúp quý khách thực hiện thông quan hàng hóa nhanh chóng.

Mọi quy trình làm thủ tục nhập khẩu nhôm được thực hiện chính xác và nhanh chóng, cam kết tính pháp lý của bộ hồ sơ nhập khẩu. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng trong quá làm thủ tục hải quan để đảm bảo thời gian làm thủ tục và thông quan lô hàng nhanh chóng.

Mọi yêu cầu về dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu nhôm, quý khách vui lòng liên hệ tới TSL để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Hãy liên hệ với TSL để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

  • Hotline/Zalo: 092 188 83 88
  • Địa chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Email: info@tsl.com.vn
  • Facebook: TSL Logistics – Total Service Logistic
Đánh giá