Thức ăn cho thú cưng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt với xu hướng nuôi thú cưng ngày một gia tăng. Hầu hết chủ nuôi đều lựa chọn mặt hàng thức ăn nhập khẩu cho thú cưng nhà mình. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng có không ít các chủ cửa hàng thú cưng muốn nhập khẩu mặt hàng nói trên để kinh doanh.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu thức ăn cho thú cưng không chỉ đơn thuần là vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về, mà còn cần tuân thủ các quy định pháp lý nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ thủ tục nhập khẩu, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan và tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật, an toàn thực phẩm. Trong bài viết này TSL sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng, bao gồm cả việc chuẩn bị giấy tờ, lưu ý cần nhớ,… Tham khảo ngay nhé.
Chính sách liên quan đến việc nhập khẩu thức ăn cho mèo, thú cưng
Trước tiên, bạn cần biết việc làm thủ tục nhập khẩu đồ ăn cho thú cưng hay đồ ăn cho chó mèo rất phức tạp. Không chỉ có những quy trình phức tạp mà còn rất nhiều chính sách bạn cần nắm được. Dưới đây, TSL đã tổng hợp lại các chính sách về việc nhập khẩu thức ăn cho thú cưng, bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin.
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi và bổ sung theo Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Công văn 6313/TB-TCHQ ngày 25/09/2020.
- Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022.
Những văn bản pháp luật này bạn nên tìm hiểu kỹ vì chúng sẽ có các thông tin về quy trình nhập khẩu, hồ sơ cần chuẩn bị,… Việc nắm được những quy định trên sẽ giúp cho việc làm thủ tục nhập khẩu trở nên nhanh chóng, hơn hết điều này giúp ban tránh được những rủi ro pháp lý.
Quy định dán nhãn hàng hóa cho thức ăn thú cưng nhập khẩu
Nhiều người thường nghĩ việc dán nhãn hàng hóa cho các sản phẩm nhập khẩu thường không quan trọng. Những điều này là sai vì từ sau Nghị định 128/2020/NĐ-CP cán bộ hải quan đã thắt chặt việc kiểm tra hàng hóa trong đó bao gồm cả việc dán nhãn.
Khi dán nhãn hàng hóa cho đồ ăn thú cưng bạn cần đảm bảo có đầy đủ những thông tin sau:
- Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
- Thông tin thức ăn thú cưng (thành phần, định lượng, hướng dẫn,…);
- Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)
Ngoài những nội dung nói trên thì ngôn ngữ dùng để thể hiện cũng cần chú ý. Bạn phải sử dụng ngôn ngữ có thể dịch thuật. Tuy nhiên dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì bạn nên chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh, bởi đây là các ngôn ngữ thông dụng, phổ biến ở Việt Nam. Điều này tạo thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu thông tin của cán bộ hải quan. Và người mua có thể biết được chi tiết về thông tin sản phẩm.
Vì đây là quy định bắt buộc nên việc bạn không dán nhãn sẽ phải đối diện với những rủi ro sau:
- Bị phạt hành chính lên tới 60 triệu đồng
- Không nhận được các ưu đãi thuế
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa dễ bị thất lạc, hư hỏng
- Quá trình kiểm tra và thông quan thức ăn cho thú cưng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Có thể bạn sẽ quan tâm đến: Thủ tục nhập khẩu lồng nuôi chuột
Mã HS của thức ăn cho thú cưng, chó mèo các loại
Mã HS là một dãy số gồm 8 số dùng để phân loại và xác định hàng hóa xuất nhập khẩu, đây là quy chuẩn được các nước trên thế giới áp dụng. Mã HS của thức ăn cho thú cưng, chó mèo,… nằm ở nhóm 2309. Cụ thể từng loại thì bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.
Mô tả | Mã HS |
Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ có chứa thịt | 23091010 |
Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ loại khác | 23091090 |
Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn | 23099020 |
Thức ăn cho chó mèo loại khác | 23099090 |
Thuế nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
Bên cạnh mã HS thì thuế nhập khẩu là một yếu tố quan trọng mà bạn cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu đồ ăn thú cưng. Khi muốn nhập khẩu mặt hàng này bạn sẽ phải đóng 2 loại thuế sau cho nhà nước và mức cụ thể sẽ là:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 10.5%
- Thuế giá trị gia tăng: 10%
Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa của bạn đến từ nước có chính sách thương mại với Việt Nam thì khi nhập khẩu thức ăn cho thú cưng bạn chỉ cần đóng mức thuế nhập khẩu là 7%.
Việc xác định chính xác mã HS hay biểu thuế cho đồ ăn thú cưng khá phức tạp, để biết thêm chi tiết bạn hãy liên hệ với TSL qua hotline *1688 – 092 188 83 88 để được tư vấn sớm nhất nhé.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
Theo thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng sẽ phải có những chứng tử sau:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Danh sách đóng gói
- Hợp đồng thương mại
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu
- Kiểm dịch động vật
- Chứng nhận xuất xứ (C/O)
Lưu ý: Các giấy tờ nói trên bạn nên chuẩn bị từ sớm. Vì sẽ cần thời gian để giấy tờ của bạn được xem xét và thông qua. Không những vậy việc đến cơ quan hành chính để hoàn thiện hồ sơ cần mất khá nhiều thời gian. Và nếu để hàng hóa tại cửa khẩu quá lâu bạn sẽ bị phạt từ phái hải quan.
Quy trình đăng ký lưu hành sản phẩm thức ăn cho thú cưng
Theo Thông Tư số 02/2019/TT-BNNPTNT khi bạn muốn nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi thì cần đăng ký giấy phép lưu hành. Khi đăng ký cần có đủ những chứng từ sau:
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi
- Giấy chứng nhận lưu hành
- Bản sao giấy chứng nhận: ISO, GMP, HACCP
- Bản thống kê thành phần chi tiết của sản phẩm
- Nhãn hàng hóa
- Kết quả chất lượng và an toàn sản phẩm
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như trên bạn cần nộp cho cục Chăn Nuôi. Thời gian để xử lý hồ sơ và nhận kết quả không quá 20 ngày. Vì thời gian đăng ký lưu hàng sản phẩm thức ăn thú cưng khá lâu, tốt hơn hết là bạn nên làm từ sớm để không mất thời gian làm thủ tục thông quan.
Đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng hóa
Căn cứ theo thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT do Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn ban hành vào ngày 10 tháng 10 năm 2011 có quy định về việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa thức ăn cho thú cưng. Quy trình thực hiện và các giấy tờ cần có sẽ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Muốn tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Hợp đồng thương mại
- Phiếu đóng gói
- Kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu
Bước 2: Đăng ký trên trang một cửa quốc gia
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người nộp cần truy cập Hệ thống một cửa quốc gia để thực hiện đăng ký trực tuyến. Điền đầy đủ thông tin yêu cầu và tải lên các tài liệu đã chuẩn bị. Khoảng 2-3 ngày sau bạn sẽ nhận được thông báo từ cục chăn nuôi yêu cầu về thời gian, địa điểm lấy mẫu.
Bước này rất quan trọng vì bạn sẽ có được giấy xác nhận từ cục, và đây là giấy tờ cần thiết để tiến hành mở tờ khai quan.
Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm
Khi hồ sơ đã được duyệt, cơ quan kiểm định sẽ yêu cầu lấy mẫu hàng hóa để tiến hành xét nghiệm chất lượng. Quá trình này thường diễn ra tại kho hàng hoặc địa điểm chỉ định của cơ quan chức năng.
Bước 4: Chờ kết quả
Sau khi mẫu hàng được kiểm tra, bạn cần chờ đợi kết quả từ cơ quan kiểm tra. Nếu như hàng hóa không có vấn đề gì và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bạn sẽ nhận được chứng thư đạt chuẩn.
Bước 5: Nộp giấy kiểm tra cho hải quan
Cuối cùng khi đã có chứng thư đạt chuẩn thì cần nộp lại cho hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.
Kiểm dịch động vật
Đối với những loại thức ăn thú cưng có thành phần từ động vật thì việc kiểm dịch động vật là điều không thể thiếu. Quy trình thực hiện sẽ gồm có những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký kiểm tra
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau: Giấy kiểm dịch động vật do đầu nước xuất khẩu cung cấp, hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật Thú Y, Bill of lading.
Sau đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp và làm thủ tục đăng ký kiểm dịch.
Bước 2: Lấy mẫu
Sau khi đã đăng ký kiểm dịch, cục sẽ hẹn thời gian để lấy mẫu kiểm tra, thường sẽ tại cửa khẩu hoặc kho hàng của bạn.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian kiểm dịch động vật cho thức ăn thú cưng không quá 3 ngày kể từ khi lấy mẫu. Sau khi đã kiểm dịch xong bạn sẽ phải chờ chứng thư kiểm tra chất lượng.
Bước 4: Nộp lại chứng từ cho cục thú y
Khi có chứng thư đạt chuẩn nộp lại cho cục thú ý. Lúc này bạn sẽ nhận được giấy xác nhận kiểm tra chất lượng cho thức ăn thú cưng.
Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
Bước 1: Khai tờ khai quan
Khai tờ khai hải quan là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu thức ăn cho thú cưng. Bạn cần truy cập vào hệ thống VNACSS/VCIS để hoàn thành khai báo thông tin. Bạn cần hoàn thiện thông tin, nộp lại các chứng từ đã chuẩn bị theo yêu cầu. Lưu ý, cần hoàn thiện tờ khai trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu. Nếu quá thời gian trên sẽ mất thêm phí lưu kho.
Bước 2: Mở tờ khai quan
Khoảng 2 – 3 ngày bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ hải. Sau khi có kết quả phân luồng cần xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai quan. Việc này không quá phức tạp, để mờ tờ khai bạn sẽ dựa vào kết quả phân luồng. Mỗi luồng sẽ có cách mở tờ khai khác nhau, trong đó nếu hàng hóa của bạn phải đi qua luồng để sẽ mất thêm thời gian để kiểm tra hồ sơ và hàng hóa.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Tiếp đến nộp lại những chứng từ mà bạn đã chuẩn bị cho cán bộ hải quan. Nếu như hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì thì hàng hóa của bạn sẽ được thông quan. Việc bạn cần làm nữa là nộp đủ thuế để có thể mang hàng hóa về.
Bước 4: Thanh lý tờ khai
Sau khi hàng hóa đã được thông quan, bước cuối cùng là thanh lý tờ khai hải quan. Bước cuối cần hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu nếu có để cán bộ hải quan đóng dấu hoàn thành và đóng hồ sơ nhập khẩu của bạn.
Những lưu ý cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu đồ ăn cho chó mèo, thú cưng
Các lưu ý dưới đây sẽ giúp cho quá trình làm thủ tục nhập khẩu đồ ăn cho thú cưng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Thức ăn cho thú cưng, chó mèo không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
- Khi nhập khẩu thức ăn cho thú cưng cần thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm dịch động vật, đăng ký lưu hàng.
- Việc chuẩn bị đầy đủ hàng hóa sẽ giúp cho quá trình kiểm tra, đối chiếu thông tin nhanh chóng hơn
- Cần xác định chính xác mã HS để tính đúng biểu thuế nhập khẩu
- Nếu bạn không có kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu đồ ăn cho thú cưng thì nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của TSL để tiết kiệm thời gian, đảm bảo hàng hóa được nhập khẩu an toàn.
Trên đây là bài viết chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng mà TSL muốn gửi đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.