Thủ tục nhập khẩu máy khắc laser nhanh chóng đúng quy định 2024

Máy khắc laser hay còn được biết đến cái tên máy cắt CNC là một loại máy được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp hiện nay. Nếu như bạn đang quan tâm đến việc nhập khẩu mặt hàng này để kinh doanh, hoặc sử dụng trong công xưởng của mình. Thì hôm nay TSL sẽ gửi tới bạn bài viết về thủ tục nhập khẩu máy khắc Laser theo đúng chuẩn quy định 2024, bạn hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin nhé

Quy định về việc nhập khẩu giấy máy khắc laser

Để quá trình nhập khẩu máy khắc laser có thể diễn ra thuận lợi thì bạn sẽ cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngoại thương, hơn hết bạn cần nắm rõ các văn bản pháp luật có liên quan về việc làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng trên. Dưới đây TSL đã tổng hợp lại một số quy định có liên quan, bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin:

  • Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015.
  • Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015.
  • Công văn số 589/CT-TTHT ngày 17/01/2017.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019.
  • Văn bản 43/2021/TT-BTC ngày 11/06/2021.

Đây là các văn bản có liên quan đến việc làm thủ tục nhập khẩu máy khắc laser, TSL khuyên bạn nên nắm rõ các quy định này để quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi nhất.

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy khắc laser

Dựa theo các quy định của pháp luật ở trên và kinh nghiệm khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, thì TSL gửi tới bạn một số lưu khi nhập khẩu máy khắc laser như sau:

  • Sản phẩm máy khắc laser không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam
  • Sản phẩm máy khắc laser mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và xin giấy phép khi nhập khẩu nên bạn có thể tiến hành nhập khẩu bình thường.
  • Máy khắc laser đã qua sử dụng nhưng tuổi sử dụng không quá 10 năm thì có thể nhập khẩu, nhưng cần làm giám định kiểm tra trước khi nhập khẩu
  • Cần dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu 
  • Xác định chính xác mã HS để tính đúng biểu thuế của máy khắc laser

Trên đây là các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy khắc laser mà TSL muốn gửi tới bạn. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi về vấn đề trên thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline; *1688 để nhận được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu máy khắc laser

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu là bắt buộc không chỉ riêng máy khắc laser. Bạn sẽ cần chú ý đến nội dung cần có trên nhãn dán và vị trí cần dán.

Nội dung và vị trí cần dán nhãn hàng hóa

Nội dung nhãn hàng hóa
Nội dung nhãn hàng hóa

Dưới đây là một số nội dung cần có trên nhãn dán, bạn có thể xem để biết thêm chi tiết nhé:

  • Thông tin của đơn vị xuất khẩu ( Tên, địa chỉ công ty,…);
  • Thông tin của đơn vị nhập khẩu ( Tên, địa chỉ công ty,…);
  • Thông số về hàng hóa cần nhập khẩu;
  • Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O )

Thêm một chú ý nhỏ nữa là về ngôn ngữ dùng để thể hiện nội dung ở trên. Bạn có thể dùng bất kỳ ngôn ngữ nào có thể dịch thuật. Nhưng để cho thuận tiện nhất khi các cán bộ hải quan kiểm tra máy khắc laser thì bạn nên dùng tiếng Anh hoặc tiếng Việt là tốt nhất.

Sau khi đã ghi đầy đủ nội dung cần có trên nhãn dán thì vị trí cần dán là việc tiếp theo bạn cần chú ý. Hãy dán tại các vị trí dễ thấy và dễ kiểm tra, tạo thuận lợi cho các cán bộ hải quan kiểm tra thông tin hàng hóa và cũng giúp hàng hóa của bạn được thông quan nhanh hơn. Một số vị trí phù hợp để dán nhãn hàng hóa: trên thùng hàng, ngoài bao bì sản phẩm,…

Rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho máy khắc laser

Một phần cũng rất quan trọng mà bạn cần chú ý khi dán nhãn hàng hóa đó là những rủi ro có thể xảy đến khi bạn ghi thiếu hoặc sai các thông tin quan trọng, không dán nhãn hàng hóa:

  • Theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì bạn có thể bị phạt hành chính khi không dán nhãn hàng hóa, số tiền có thể lên tới 60 triệu
  • Hàng hoá của bạn sẽ dễ bị hư hỏng và thất lạc trong quá trình vận chuyển
  • Quan trong nhất là sẽ mất đi quyền được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt

Bạn thấy đấy việc dán nhãn hàng hóa không chỉ giúp hàng hóa của bạn được thông quan nhanh chóng hơn mà còn giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình. Vậy nên bạn đừng quên dán nhãn cho lô hàng máy khắc laser của mình, hãy liên hệ với TSL nếu cần giúp đỡ về vấn đề này nhé.

HS code của máy khắc laser

HS code của máy khắc laser
HS code của máy khắc laser

Xác định chính xác mã HS cho hàng hóa khi nhập khẩu là một việc hết sức quan trong. Và nhập khẩu máy khắc laser thì mã HS sẽ thuộc chương 84 phân nhóm 84.56, 84.61, 84.86. Bạn có thể tra cứu mã HS trên hệ thống hải quan Việt Nam hoặc tham khảo bảng dưới đây của TSL. 

Mã HS Mô tả

845611: Hoạt động bằng tia laser 

84561110 Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng để sản xuất mạch in, mạch in đã lắp ráp, hoặc bộ phận của máy xử lý dữ liệu tự động
84561190 Loại khác
84561210 Hoạt động bằng tia sáng khác hoặc chùm phô-tông:
84561290 – – – Loại khác
84562000 Hoạt động bằng phương pháp siêu âm
84563000 Hoạt động bằng phương pháp phóng điện
84564010 Máy công cụ, điều khiển số, để gia công vật liệu bằng phương pháp bóc tách vật liệu, bằng quá trình xử lý plasma hồ quang, để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm dây in
84564020 Máy làm sạch bằng plasma sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khỏi các mẫu kính hiển vi điện tử và giá đỡ mẫu
84564090 – – Loại khác
84862091 Máy cắt laser để cắt các đường tiếp xúc bằng các chùm tia laser

8461: Máy bào, máy bào ngang, máy xọc, máy chuốt, máy cắt bánh răng

84612000 Máy bào ngang hoặc máy xọc
84613000 Máy chuốt
84614000 Máy cắt bánh răng, mài hoặc gia công răng lần cuối
84615000 Máy cưa hoặc máy cắt đứt
84619020 Máy bào

Rủi ro khi xác định sai mã HS của giấy dán tường

Sau đây là một số rủi ro khi bạn xác định sai mã HS cho máy khắc laser:

  • Trong trường hợp máy khắc laser của bạn phải chịu thuế khi nhập khẩu. Thì việc xác định sai mã HS sẽ khiến bạn phải chịu phạt ít nhất 2 triệu hoặc cao hơn thì là gấp 3 lần tổng số thuế của lô hàng.
  • Chắc chắn rằng khi bạn xác định sai mã HS thì mặt hàng máy khắc laser của bạn sẽ phải kiểm tra và xác minh lại thông tin. Việc này khiến cho trì hoãn quá trình thông quan và mất thêm nhiều thời gian.
  • Chịu phạt do xác định sai mã HS

Như bạn thấy đấy việc xác định sai mã HS khi nhập khẩu hàng hóa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vậy nên bạn hãy tham khảo thêm ý kiến từ những người có kinh nghiệm hoặc liên hệ với TSL để nhận được sự giúp đỡ sớm nhất nhé. 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Chi tiết 6 quy tắc áp mã HS code để tránh những sai sót khi xác định mã HS nhé

Thuế nhập khẩu máy khắc laser

Thuế nhập khẩu máy khắc laser
Thuế nhập khẩu máy khắc laser

Giống với khi nhập khẩu các mặt hàng khác thì máy khắc laser cũng phải chịu 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT)

Dưới đây là bảng thuế của máy khắc laser:

Mã HS Thuế nhập khẩu thông thường Thuế nhập khẩu ưu đãi  Thuế GTGT (VAT)
84561110 5% 0% 10%
84561190 5% 0% 10%
84561210 5% 0% 10%
84561290 5% 0% 10%
84562000 5% 0% 10%
84563000 5% 0% 10%
84564010 5% 0% 10%
84564020 5% 0% 10%
84564090 5% 0% 10%
84862091 5% 0% 10%
84612000 7.5% 5% 10%
84613000 5% 0% 10%
84614000 5% 0% 10%
84615000 7.5% 5% 10%
84619020 7.5% 5% 10%

Thuế nhập khẩu máy khắc laser là:

  • Thuế nhập khẩu thông thường từ 5% – 7.5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% – 5%
  • Thuế GTGT (VAT) 10%

Ngoài ra 

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%

Để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì bạn cần chứng nhận xuất xứ ( ℅ ), hãy yêu cầu người bán cung cấp.

Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu máy khắc laser

Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu máy khắc laser
Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu máy khắc laser

Việc chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên giúp quá trình thông quan của bạn được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất. Bạn sẽ cần đến: Tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại, hợp đồng thương mại, danh sách đóng gói, khi là thủ tục nhập khẩu máy khắc laser. Còn các chứng từ, giấy tờ còn lại có thể nộp bổ sung nếu như có yêu cầu từ phía hải quan.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho máy khắc laser

Dưới đây là chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu máy khắc laser, TSL sẽ tắm tắt các nội dung chính để giúp bạn biết được quá trình làm thủ tục nhập khẩu sẽ có những gì. Vì máy khắc laser không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành nên quá trình làm thủ tục nhập khẩu cũng không có nhiều quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian. 

Bước 1 Khai tờ khai quan

Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan

Sau khi bạn đã chuẩn bị được đầy đủ bộ hồ sơ TSL đã đề cập ở trên, thì lúc này bạn có thể lên hệ thống hải quan VNACCS/VCIS để tiến hành khai tờ khai quan được rồi. Khi khai báo bạn sẽ cần ghi đầy đủ và chính xác các thông tin, nếu như có sai sót thì rất khó để sửa. Tốt nhất bạn nên để việc này sẽ người có kinh nghiệm để có thể giảm tối đa tỷ lệ sai sót.

Lưu ý là cần tiến hành khai tờ khai quan trong vòng 30 ngày kể từ khi máy khắc laser của bạn đến cảng. Nếu quá thời gian này thì bạn phải trả thêm phí lưu kho, bãi

Bước 2 Mở tờ khai quan

Khi bạn đã khai báo thành công thì sau khoảng chừng 2-3 ngày làm thì hệ thống sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng lô hàng của bạn. Có 3 luồng tất cả là Đỏ, vàng, xanh bạn cần in kết quả và mang xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai. Thì tùy vào kết quả phân luồng mà sẽ có các bước mở tờ khai khác nhau

Bước 3 Thông quan hàng hóa

Do máy khắc laser không thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và xin giấy phép. Nên bước này các cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa và giấy tờ của bạn, nếu không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần đóng thuế là có thể thông quan và mang hàng hóa về.

Bước 4: Thanh lý tờ khai và mang hàng về bảo quản

Bước cuối cùng chủ yếu là công việc liên quan đến giấy tờ, bạn sẽ cần thanh lý tờ khai theo hướng dẫn để mang hàng về. Khi đi nhớ chuẩn bị lệnh thả hàng và các phương tiện vận chuyển để quá trình mang hàng về diễn ra thuận lợi nhất nhé.

Trên đây là quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy khắc laser mà TSL muốn gửi tới bạn. Nhưng đây là quy trình nhập khẩu máy mới 100% nên sẽ khác với quy trình nhập khẩu máy đã qua sử dụng hay nhập khẩu máy laser tháo rời. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết bên dưới để biết thêm thông tin nhé. 

>>Xem thêm : Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu máy khắc laser trọn gói

TSL tự hào khi là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực ủy thác xuất nhập khẩu, không chỉ chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu các loại máy khắc laser mà chúng tôi có thể nhập khẩu tất cả hàng hóa theo yêu cầu của bạn. Khi lựa chọn dịch vụ tại TSL bạn sẽ được tư vấn hỗ trợ 24/7, bằng sự chuyên nghiệp và tân tâm chúng tôi cam kết đem lại cho bạn chất lượng hàng đầu thị trường. Dùng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của TSL sẽ giúp bạn rút ngắn đáng kể thời gian làm thủ tục thông quan cho hàng hóa, không chỉ vậy chúng tôi còn hỗ trợ bạn đám phàn với người bán. Cung cấp các phương tiện vận chuyển và cho bạn thuê kho bãi. Đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhận ủy thác nhập khẩu hàng nghìn container chúng tôi tự tin có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu máy khắc laser, hy vọng bài viết hữu ích với bạn giúp bạn có thêm thông tin về việc làm thủ tục nhập khẩu. Nếu như bạn có nhu cầu ủy thác xuất nhập khẩu thì hãy liên hệ với TSL để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ bạn sớm nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Tên công ty : Công ty TNHH Dịch Vụ tổng hợp Logistics
  • Địa chỉ : Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
  • Điện thoại : *1688
  • Email: info@tsl.com.vn
  • Giám đốc : Trần Nguyệt Minh
  • Website: tsl.com.vn
  • Facebook : TSL Logistics- Dịch vụ hậu cần tổng thể
  • Zalo : 0921.888.388
Đánh giá