Cách làm thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất theo quy định 2024

Bạn đang có ý định nhập khẩu các đồ nội thất bằng gỗ để kinh doanh. Nhưng lại đang vướng mắc trong việc làm thủ tục nhập khẩu, khi mà có quá nhiều thủ tục phức tạp. Vậy hãy tham khảo bài viết này của TSL chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất nhanh chóng và dễ dàng nhất. Bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới nhé.

Quy định về việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất

Khi làm thủ tục nhập khẩu đối với đồ gỗ nội thất thì bạn cần nắm được các quy định có liên quan về việc nhập khẩu mặt hàng trên, bên cạnh đó thì bạn cũng nên trang bị cho mình một số kiến thức liên quan đến lĩnh vực ngoại thương. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa rủi ro có thể xảy đến khi nhập khẩu đồ gỗ nội thất. Dưới đây là một số quy định pháp luật có liên quan tới nhập khẩu đồ nội thất từ gỗ mà TSL tổng hợp lại cho bạn:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015;
  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
  • Công văn 8119/TCHQ-TXNK ngày 28/12/2020
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Để tiện cho bạn tham khảo và tra cứu thông tin, thì từ những quy định trên và kinh nghiệm của bản thân mình có một số lưu ý khi nhập khẩu đồ gỗ nội thất là :

  • Đồ gỗ nội thất không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu
  • Đồ gỗ nội thất đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào nước ta
  • Đối với đồ gỗ nội thất làm từ gỗ tự nhiên cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật, đồ gỗ công nghiệp không cần đăng ký kiểm dịch thực vật.
  • Cần xác định đúng mã HS của đồ gỗ nội thất để tính đúng biểu thuế
  • Cần dán nhãn hàng hóa cho đồ gỗ nội thất khi nhập khẩu

Đấy là tất cả những lưu ý mình muốn bạn nắm được trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa nội thất bằng gỗ. Nếu như bạn vẫn còn câu hỏi về các vấn đề trên thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với TSL để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu đồ gỗ nội thất

Như mình cũng đã đề cập ở trên thị việc dán nhãn hàng hóa cho đồ gỗ nội thất là việc cần thiết và nó đã được quy định rất rõ ràng trong các văn bản pháp luật hiện hành. Việc dán nhãn hàng hóa sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình thông quan hàng hóa của bạn. Bên cạnh đó thì việc các nhãn dán hàng hóa còn giúp bạn bảo vệ được quyền lợi khi nhập khẩu.

Nội dung nhãn hàng hóa và vị trí cần dán

Nội dung nhãn hàng hóa
Nội dung nhãn hàng hóa

Đầu tiên là về nội dung nhãn dán, bạn sẽ cần thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin nhà sản xuất
  • Thông tin đơn vị nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết về đồ nội thất từ gỗ
  • Xuất xứ của hàng hóa (Chứng nhận C/O)

Bạn sẽ phải thể hiện được chính xác và đầy đủ các thông sau trên nhãn dán hàng hóa, ngoài ra bạn sẽ cần thể hiện các nội dung trên bằng các ngôn ngữ có thể dịch thuật. Nhưng mình nghĩ là bạn nên viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt sẽ thuận tiện nhất cho các cán bộ hải quan kiểm tra.

Còn về vị trí dán nhãn hàng hóa thì bạn chỉ cần dán ở những vị trí dễ thấy và dễ kiểm tra. Điều này sẽ giúp các cán bộ hải quan dễ dàng kiểm tra giúp cho quá trình thông quan của bạn diễn ra nhanh chóng hơn. Bạn có thể dán ở ngoài thùng carton, trên bao bì sản phẩm,…

Những rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho đồ gỗ nội thất

Nếu như bạn không dán nhãn hàng hóa cho sản phẩm thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau khi nhập khẩu:

  • Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 128/2020 NĐ – CP việc không dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu có thể bị phạt hành chính lên tới 60 triệu đồng . Mức phạt sẽ tùy thuộc vào đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu là cá nhân hay tổ chức
  • Đồ gỗ nội thất khi đền từ các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Để có thể hưởng ưu đãi thuế thì bạn sẽ cần chứng nhận C/O  có trong nhãn dán hàng hóa.
  • Hàng hóa của bạn rất dễ bị thất lạc và hư hỏng trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa.

HS code của đồ gỗ nội thất

Dành cho ai chưa biết thì mã HS được xem như quy chuẩn quy tế dùng để phân loại hàng hóa khi xuất nhập khẩu. Đối với các sản phẩm đồ gỗ nội thất thì sẽ có mã HS thuộc chương 94. Dưới đây là chi tiết từng chủng loại đồ gỗ nội thất và mã HS tương ứng:

Mô tả Mã HS
Đồ nội thất bằng kim loại sử dụng trong văn phòng 94031000
Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong văn phòng 94033000
Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong nhà bếp 94034000
Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong phòng ngủ 94035000
Đồ nội thất bằng nhựa 94037000
Đồ nội thất bằng tre 94038200
Đồ nội thất bằng song, mây 94038300
Bộ phận 940390
Của phân nhóm 9403.70.10 94039010
Loại khác 94039090

Trên đây là bảng tổng hợp HS code của đồ nội thất gỗ các loại. Việc xác định mã HS có thể khá khó khăn vì bạn cần nắm được hết được tính của từng loại sau đó đối chiếu với danh mục hàng hóa. Để có thể thuận tiện hơn thì bạn có thể liên hệ với TSL để nhận tư vấn giúp xác định mã HS chính xác nhất.

Thuế nhập khẩu đồ gỗ nội thất

Thuế nhập khẩu đồ gỗ nội thất
Thuế nhập khẩu đồ gỗ nội thất

Thông thường khi nhập khẩu hàng hóa vào nước ta thì bạn sẽ phải chịu hai loại thuế cơ bản là thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT) và nhập khẩu đồ gỗ nội thất cũng phải chịu 2 loại thuế trên. Cụ thể:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi của đồ gỗ nội thất là: Từ 10 – 25%
  • Thuế GTGT (VAT) của đồ gỗ nội thất là: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D, E là Từ 0 – 5%

Như mình có nói ở trên thì khi bạn nhập khẩu hàng hóa từ các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tùy vào từng mã HS cụ thể mà sẽ được hưởng các mức thuế khác nhau. Để có thể được hưởng thuế ưu đãi thì bạn sẽ cần chứng nhận C/O, bạn có thể yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận xuất xứ.

Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu đồ gỗ nội thất

Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu đồ gỗ nội thất
Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu đồ gỗ nội thất

Dưới đây là các chứng từ quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất mà bạn cần chú ý:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Danh sách đóng gói hàng (Packing List)
  • Vận đơn
  • Đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) ;
  • Catalog chi tiết về đồ gỗ nội thất (nếu có),

Để có thể nhập khẩu đồ gỗ nội thất thuận lợi thì bạn sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ có những chứng từ sau: Tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn, đăng ký kiểm dịch thực vật (Dành cho những đồ nội thất từ gỗ tự nhiên). Đây là các giấy tờ cần thiết cho việc thông quan hàng hóa, còn những giấy tờ còn lại thì bạn có thể nộp bổ sung nếu hài quan yêu cầu.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho đồ gỗ nội thất

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch cho đồ gỗ nội thất

Đăng ký kiểm dịch cho đồ gỗ nội thất
Đăng ký kiểm dịch cho đồ gỗ nội thất

Đây là bước quan trọng trong việc làm thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất, bạn sẽ cần đăng ký kiểm dịch cho đồ gỗ tự nhiên còn các đồ gỗ công nghiệp sẽ không cần đăng ký kiểm dịch. Chi tiết các bước đăng ký kiểm dịch:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch

Để có thể đăng ký kiểm dịch thực vật thì bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những thứ sau:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu.
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu 
  • Danh sách đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn

Sau khi bạn chuẩn bị được bộ hồ sơ trên thì có thể tiến hành đăng ký trên cổng thông tin một cửa. Vi đây là mặt hàng thuộc quản lý của chi cục kiểm dịch bộ NN-PTNT nên đây sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ của ban.

Bước 2: Lấy mẫu và tiến hành kiểm tra 

Sau khi bạn đã đăng ký kiểm dịch thì họ sẽ xét duyệt hồ sơ của bạn nếu bạn hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì thì cơ quan kiểm dịch sẽ quyết định địa điểm và bố trí cán bộ đến lấy mẫu và tiến hành kiểm tra với lô hàng của bạn.

Bước 3: Nhận kết quả 

Sau khi kiểm tra sơ bộ xong thì họ sẽ cấp cho bạn Giấy tạm cấp kết quả và bạn có thể mang hàng về kho bảo quản nhưng để có thể dùng trong sản xuất và kinh doanh thì bạn vẫn cần đợi Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Tham khảo bài viết: HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH để biết thêm chi tiết về việc đăng ký kiểm dịch cho mặt hàng gỗ nhập khẩu.

Bước 2: Khai tờ khai quan

Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ nói trên và xác định được mã HS cho loại sản phẩm cần nhập khẩu. Thì bây giờ bạn có thể tiến hành khai tờ khai quan, bằng cách khai trên hệ thống VNACCS/VCIS. Có một số lưu ý khi khai báo là bạn sẽ không được khai báo sai thông tin vì sẽ không sửa được và sẽ mất thêm chi phí để khai lại. Thêm nữa là cần khai báo trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa của bạn cập bến. Nếu quá thời gian trên bạn sẽ phải đóng phạt chi bên hải quan.

Bước 3: Mở tờ khai quan

Sau khi đã khai báo xong thì hệ thống hải quan sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Dựa vào kết quả phân luồng sau đó bạn có thể tiến hành thực hiện các bước tiếp theo. Sau đó bạn cần in tờ khai ra và mang xuống chi cục hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa. Lưu ý là mang theo đầy đủ các chứng từ đã chuẩn bị và xác nhận đăng ký kiểm dịch.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Bước này thì các cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và lô hàng của bạn. Nếu không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần đóng thuế. Lúc này thì bạn cần để cơ quan kiểm dịch thực vật đến lấy mẫu và tiến hành kiểm tra. Người ta sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ và đưa cho bạn Giấy tạm cấp kết quả để mang hàng về. 

Bạn sẽ phải đợi kết quả kiểm dịch thông thường sau khoảng 24h là sẽ có kết quả. Nếu lô hàng của bạn đạt đủ yêu cầu thì sẽ được cấp một chứng nhận kiểm dịch thực vật. Sau khi có chứng nhận này thì bạn cần bổ sung các giấy tờ cho bên hải quan để họ đóng hồ sơ nhập khẩu. Nếu đến được bước này thì bạn đã hoàn thành được quá trình làm thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất rồi.

Nếu như bạn muốn biết chi tiết về các bước làm thủ tục nhập khẩu thì có thể tham khảo bài viết: Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất trọn gói

Để có thể nhập khẩu đồ gỗ nội thất nhanh chóng và thuận tiện nhất thì bạn nên dùng đến dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu. Và nhập khẩu đồ nội thất từ gỗ là một trong những mặt hàng mà chúng tôi thường xuyên nhập khẩu. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chúng tôi tự tin khi là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực ủy thác xuất nhập khẩu. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một dịch vụ trọn gói từ đàm phán với người bán, chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho đến cung cấp các giải pháp vận chuyển với mức giá tốt nhất thị trường. 

Trên đây là chi tiết cách làm thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất, tất nhiên việc nhập khẩu thực tế thì phức tạp hơn thế rất nhiều. Mình chỉ có thể nêu tóm tắt và ngắn gọn các bước để bạn dễ hiểu nhất. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa thì hãy liên hệ  tới số *1688 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn sớm nhất nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

5/5 - (1 vote)