Trong bối cảnh xu hướng tập luyện, nâng cao sức khỏe ngày càng được ưa chuộng dụng cụ thể dục thể thao đang trở thành sản phẩm không thể thiếu. Để đáp ứng thị trường nhiều doanh nghiệp kinh doanh dụng cụ thể thao các loại đang có nhu cầu tìm đến các sản phẩm nhập khẩu để nâng cao chất lượng và đa dạng mẫu mã. Tuy nhiên, việc nhập khẩu hàng hóa không hề dễ dàng các doanh nghiệp nhập cần nắm vững các quy trình, thủ tục pháp lý cũng như những quy định liên quan. Bài viết dưới đây TSL sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập dụng cụ thể thao đúng chuẩn, tham khảo để biết thêm thông tin nhé.
Quy định khi làm thủ tục nhập khẩu dụng cụ thể thao
Khi nhập khẩu dụng cụ thể thao vào Việt Nam, việc tuân thủ đúng các quy định pháp lý là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi. Dưới đây là những quy định khi làm thủ tục nhập khẩu dụng cụ thể thao bạn cần biết.
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015;
- Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019.
Ngoài việc tìm hiểu các quy định trên bạn cần xác định mã HS Code chính xác để làm căn cứ tính thuế và áp dụng chính sách thuế suất. Không những vậy cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), danh sách đóng gói (Packing List), vận đơn (Bill of Lading), và các giấy phép nhập khẩu đặc biệt.
Mã HS dụng cụ thể thao các loại
Dụng cụ thể thao được hiểu là những dụng cụ, sản phẩm được sử dụng trong các hoạt động thể thao bao gồm tập luyện, thi đấu,… Và theo quy định những sản phẩm nói trên sẽ được xếp vào nhóm 9506 áp dụng cho dụng cụ và thiết bị dùng cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục, điền kinh, các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời.
Sẽ có rất nhiều loại dụng cụ thể thao khác nhau, tương đương với nhiều mã HS khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp đầy đủ nhất về mã HS của các loại dụng thể thao, bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin.
Mã HS | Mô tả |
9506 | Dụng cụ và thiết bị dùng cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục, điền kinh, các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong Chương này; bể bơi và bể bơi nông (paddling pools). |
95061100 | Ván trượt tuyết |
95061200 | Dây buộc ván trượt |
95061900 | Loại khác |
95062100 | Ván buồm |
95062900 | Loại khác |
95063100 | Gậy, bộ gậy chơi gôn |
95063200 | Bóng |
95063900 | Loại khác |
950640 | Dụng cụ và thiết bị cho môn bóng bàn |
95064010 | Bàn |
95064090 | Loại khác |
95065100 | Vợt tennis, đã hoặc chưa căng lưới |
95066100 | Loại khác |
95066200 | Bóng có thể bơm hơi |
95066900 | Loại khác |
95067000 | Lưỡi giày trượt băng và lưỡi trượt có bánh xe, kể cả giày trượt có gắn lưỡi trượt |
95069100 | Các mặt hàng và thiết bị cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục hoặc điền kinh |
95069910 | Cung (kể cả nỏ) và mũi tên |
Vì có rất nhiều mã HS về dụng cụ thể thao, nên với những người chưa có kinh nghiệm sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xác định chính xác. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi xác định mã HS cho bộ dụng cụ định nhập khẩu hãy liên hệ với TSL theo hotline: *1688 – 092 188 83 88 để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé.
Thuế nhập khẩu của dụng cụ thể thao
Khi bạn có ý định làm thủ tục nhập khẩu dụng cụ thể thao thì cần biết đến các loại thuế phí có liên quan. Thuế nhập khẩu của dụng cụ thể thao bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng: 10%
- Thuế nhập khẩu thông thường: 7.5%
Ngoài ra, nếu hàng hóa của bạn đến từ những quốc gia có hiệp định thương mại với Việt Nam như: Trung Quốc, các nước ASEAN, Hàn Quốc,.. thì bạn sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế có trên bạn cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của lô.
Để hiểu hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Bộ hồ sơ khi làm thủ tục nhập khẩu dụng cụ thể thao
Theo thông tư 38/2015/TT – BTC thì khi bạn làm thủ tục nhập khẩu dụng cụ thể thao cần chuẩn bị đầy đủ những chứng từ, hồ sơ sau.
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Danh sách đóng gói
- Hợp đồng thương mại
- Chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Catalog
Một lưu ý nhỏ là bạn cần chuẩn bị những chứng từ nói trên sớm nhất có thể. Bởi khi hàng hóa đến cửa khẩu sẽ có thể tiến hành làm thủ tục thông quan mà không cần mất thêm thời gian chờ giấy tờ được phê duyệt hay phát sinh thêm chi phí lưu kho bãi.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu bộ dụng cụ thể thao
Để đảm bảo cho quá trình làm thủ tục thông quan dụng cụ thể thao diễn ra nhanh chóng. Bạn cần thực hiện theo những bước dưới đây.
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Bạn cần truy cập vào hệ thống VNACCS/VCIS để khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng, bao gồm mã HS Code, số lượng, trọng lượng, giá trị hàng hóa, và các chứng từ cần thiết như hóa đơn thương mại (Invoice), danh sách đóng gói (Packing List), và vận đơn (Bill of Lading). Việc khai báo chính xác không chỉ giúp lô hàng được thông quan nhanh chóng mà còn tránh các rủi ro như bị phạt hành chính hoặc trì hoãn.
Bước 2: Mở tờ khai quan
Sau khi khai tờ khai hải quan, bước tiếp theo là mở tờ khai tại cơ quan hải quan. Theo đúng quy trình bạn cần phải in tờ khai quan trước đó và kết quả phân luồng xuống cửa khẩu để tiến hàng mở tờ khai. Có 3 luồng tất cả gồm: xanh, vàng và đỏ. Trong đó luồng đỏ sẽ khó làm thủ tục thông quan nhất, do cán bộ hải quan cần kiểm tra thực tế và hồ sơ của bạn. Để hàng hóa không bị rơi vào luồng đỏ thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, khai báo đúng với thực tế.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi hoàn thành các thủ tục mở tờ khai, hàng hóa sẽ được chuyển đến bước thông quan. Đây là bước mà cơ quan hải quan sẽ kiểm tra lại hàng hóa, xác minh số lượng, chất lượng và tính hợp pháp của hàng hóa theo các quy định về nhập khẩu. Nếu hàng hóa đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng và chứng từ, cơ quan hải quan sẽ cấp phép thông quan và tiến hành giải phóng hàng cho doanh nghiệp.
Bước 4: Thanh lý tờ khai
Bước cuối cùng trong quy trình là thanh lý tờ khai hải quan. Bạn cần nộp lại tờ khai đã được duyệt cùng các giấy tờ liên quan cho cơ quan quản lý hải quan. Sau khi hoàn thành lô hàng có thể được vận chuyển về kho hoặc phân phối tới các điểm kinh doanh. Đây là bước hoàn tất quy trình nhập khẩu, đảm bảo lô hàng được thông quan và có thể mang ra kinh doanh.
>> Xem thêm: thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu dụng cụ tập thể thao
Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. TSL gửi đến bạn một số lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu.
- Hàng hóa dụng cụ thể thao các loại không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu.
- Với những thiết bị thể thao đã qua sử dụng có tuổi thọ không quá 10 cần có giấy kiểm tra chất lượng.
- Linh kiện của thiết bị, dụng cụ thể thao đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu.
- Cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ từ sớm để tránh làm mất thời gian làm thủ tục thông quan.
Trên đây là bài viết chi tiết về việc làm thủ tục nhập khẩu thiết bị dụng cụ các loại. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên có thể liên hệ với TSL để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.