Thiết bị gia dụng là món đồ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và nhu cầu cho đồ gia dụng luôn tăng mỗi năm. Mặt hàng gia dụng tại Việt Nam có một lượng không nhỏ nhập khẩu nước ngoài như tại Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,… Nếu bạn muốn kinh doanh mà chưa biết quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng ra sao, hãy tìm hiểu ngay với TSL qua bài viết sau đây.
Chính sách nhập khẩu hàng gia dụng
Chính sách nhập khẩu hàng gia dụng nói riêng và đồ gia dụng nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/1/2015;
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2013
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/4/2017;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2018;
- Công văn 1267/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan ngày 09/03/2018;
- Thông báo 1850/ATTP-VP của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ngày 12/08/2020;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020.
>>> Xem chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam
Dựa trên những văn bản pháp luật ở trên, các mặt hàng gia dụng đều không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, trừ hàng hóa đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng cần lưu ý những điểm sau đây:
- Đồ gia dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tự làm công bố ATTP, đặc biệt với đồ gia dụng nhà bếp. Đơn vị kiểm nghiệm là Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền khác.
- Đồ gia dụng điện tử phải qua kiểm tra chất lượng, hiệu năng tối thiểu.
- Xác định chính xác mã HS khi làm thủ tục nhập khẩu.
Dán nhãn hàng nhập khẩu đồ gia dụng
Nghị định 128/2020/NĐ-CP có mục đích kiểm soát chặt chẽ hơn việc dán nhãn cho hàng hóa nhập khẩu. Việc dán nhãn nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý hàng hóa chặt chẽ hơn, nắm rõ nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về lô hàng. Do vậy mà việc dán nhãn khi làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng trở thành khâu không thể thiếu.
>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện: Hồ sơ và quy trình thực hiện
Nội dung nhãn mác
Nội dung nhãn mác các mặt hàng nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể với mặt hàng gia dụng, nội dung trên nhãn mác cần thể hiện đầy đủ các thông tin sau:
- Thông tin của bên xuất khẩu (tên công ty, địa chỉ)
- Thông tin của bên nhập khẩu (tên công ty, địa chỉ)
- Tên hàng hóa và thông tin đi kèm
- Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
Đó chỉ là những thông tin cơ bản cần có, ngoài ra trên nhãn mác cần bổ sung thêm các thông tin khác tùy vào mặt hàng. Trong trường hợp lô hàng gia dụng dính luồng đỏ thì hải quan sẽ kiểm tra chi tiết nội dung trên nhãn mác.
Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc dán nhãn cho hàng gia dụng nhập khẩu được ưu tiên tại các vị trí dễ nhìn và tiện kiểm tra. Đa phần hàng hóa được dán nhãn ngay trên bao bì, trên thùng carton hoặc trên kiện gỗ,… Vị trí dán nhãn càng thuận tiện càng giúp tiết kiệm thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu.
Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Pháp luật quy định mọi mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc phải dán nhãn, bao gồm cả hàng gia dụng. Nếu nội dung nhãn mác trên hàng hóa sai hoặc hàng hóa không được dán nhãn, nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:
- Bị phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
- Không được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt do không có nhãn mác đúng đồng nghĩa chứng nhận xuất xứ bị xóa bỏ.
- Hàng hóa dễ bị vỡ, móp méo hoặc thất lạc do không có cảnh báo nhẹ tay.
Để tránh gặp phải những rủi ro trên, hãy chủ động gắn nhãn mác khi làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng. Nếu bạn chưa hiểu hết các quy định về dán nhãn, hãy liên hệ tới hotline 092 188 83 88 hoặc email info@tsl.com.vn
Mã HS nhập khẩu đồ gia dụng
Mã HS là dãy số quy định cho mặt hàng cụ thể, được quy ước trên toàn thế giới. Mã HS giữa các quốc gia thường giống nhau 4 – 6 chữ số đầu. Bạn có thể tham khảo mã HS người bán hàng cung cấp để tìm nhanh hơn mã HS trong nước.
Mặt hàng gia dụng chung không có mã HS. Bạn cần xác định mã HS cho từng mặt hàng như bếp, tủ lạnh, tivi, nồi cơm,… Trong trường hợp không có mã HS hoặc xác định sai mã HS, bạn sẽ phải đối mặt các rủi ro sau:
- Phạt tiền do khai sai mã HS theo quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu, mức phạt tối thiểu là 2.000.000 VNĐ và cao nhất tương ứng với 3 lần mức thuế chênh lệch.
>>> Xem thêm mã HS và biểu thuế nhập khẩu tủ lạnh tại đây: Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh: Bộ hồ sơ và quy trình thực hiện
Thuế nhập khẩu hàng gia dụng gồm
Thuế nhập khẩu đồ gia dụng gồm 2 loại: thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Cách tính thuế như sau:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Trị giá CIF bằng giá trị xuất xưởng của hàng hóa cộng với chi phí vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam.
- Thuế GTGT nhập khẩu = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT
Thuế suất nhập khẩu được quyết định mã HS đồ gia dụng tương ứng và quyết định phần lớn mức thuế nhập khẩu cần đóng.
Thuế suất nhập khẩu được chia làm 2 loại: thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Đa phần mức thuế suất ưu đãi đặc biệt là 0%, với các mặt hàng đến từ quốc gia mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại như: các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Ấn Độ,… Tuy nhiên để được hưởng mức thuế suất này, hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O).
Mức thuế nhập khẩu mặt hàng gia dụng dao động từ 0% đến 35%, thay đổi tùy vào mã HS của hàng hóa khi về Việt Nam.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định chi tiết bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Cụ thể dưới đây là bộ hồ sơ đầy đủ khi làm thủ tục:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract)
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Hồ sơ công bố vệ sinh ATTP (nếu có)
- Hồ sơ hiệu suất năng lượng
- Kiểm tra chất lượng
- Giấy tờ khác theo yêu cầu từ chi cục hải quan
Những chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng: Tờ khai hải quan, Hóa đơn thương mại, Vận tải đơn, Hồ sơ công bố vệ sinh ATTP (nếu có). Mặt khác C/O là chứng từ không bắt buộc tuy nhiên nếu có sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo quy định, đa phần là 0%.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 đã quy định chi tiết quy trình nhập khẩu đồ gia dụng cũng như các mặt hàng khác vào Việt Nam. Tóm tắt các bước trong quy trình như sau:
Bước 1: Khai hải quan
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chứng từ nhập khẩu như Hợp đồng thương mại, Phiếu đóng gói, Hóa đơn thương mại, Vận tải đơn, Chứng nhận xuất xứ, Thông báo hàng đến và mã HS từng mặt hàng sẽ tiến hành nhập liệu thông tin khai báo lên hệ thống hải quan.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Thực hiện khai thông tin trên tờ khai hải quan sao cho chính xác nhất. Sau đó hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai cho bạn. Có 3 phân luồng là luồng xanh (không cần kiểm tra), luồng vàng (kiểm tra lại hồ sơ thông quan) và luồng đỏ (kiểm tra cả hồ sơ thông quan và trực tiếp kiểm tra hàng hóa). Tiếp theo bạn đi in tờ khai và mang hồ sơ đến chi cục hải quan nhập khẩu để mở tờ khai.
>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi chiên không dầu
Bước 3: Thông quan
Cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ thông quan nhận được. Nếu không có vấn đề gì cán bộ sẽ cho thông quan và bạn sẽ đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai.
Bước 4: Vận chuyển hàng gia dụng về kho
Hàng hóa gia dụng sau khi đã thông qua sẽ được chuyển về kho bảo quản. Hàng có thể được vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt tùy thuộc mặt hàng và các yếu tố liên quan.
TSL – Đơn vị hỗ trợ nhập khẩu hàng gia dụng về Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp Việt chọn nhập khẩu mặt hàng gia dụng từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay các nước EU và kinh doanh tại Việt Nam. Nguồn hàng rất phong phú từ kiểu dáng, chất liệu, công dụng cho đến giá thành. Nhằm giúp các đơn vị kinh doanh hàng gia dụng tiết kiệm chi phí, công sức và tránh được các rủi ro gặp phải khi nhập khẩu, TSL mang đến giải pháp ủy thác nhập khẩu trọn gói.
Dịch vụ của chúng tôi hỗ trợ khách hàng tìm nguồn hàng, vận chuyển tới cửa khẩu, làm thủ tục thông quan và vận chuyển về kho lưu trữ cho khách hàng. Chúng tôi hỗ trợ thẩm định nhà cung cấp, bổ sung chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, giúp khách hàng tháo gỡ mọi khó khăn.
Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu đồ gia dụng
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng cho các khách hàng, TSL đã rút ra được một số điểm cần lưu ý và sẽ chia sẻ tới bạn như sau:
- Chọn nguồn hàng nhập khẩu chất lượng, nhà cung cấp gửi đầy đủ giấy tờ
- Xác định mã HS cho hàng hóa rất quan trọng, bắt buộc phải có và chính xác
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc với nhà nước
- Chứng nhận xuất xứ có thể đưa thuế suất nhập khẩu về mức ưu đãi đặc biệt 0%
- Chuẩn bị trước những chứng từ gốc và quan trọng nhất, tránh tình trạng lưu kho lưu bãi hàng hóa
- Chủ động hoàn thiện các giấy tờ phát sinh như Chứng nhận vệ sinh ATTP, Hồ sơ hiệu suất năng lượng
- Bắt buộc cần dán nhãn hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu
Nếu bạn biết thêm bất kì kinh nghiệm nào trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng, hãy chia sẻ với TSL và bạn đọc cùng biết qua phần bình luận phía bên dưới. Nếu thấy điểm nào chưa phù hợp, hãy góp ý tới TSL qua email info@tsl.com.vn hoặc hotline 092 188 83 88.
Liên hệ dịch vụ ủy thác nhập khẩu trọn gói về Việt Nam từ TSL:
- Hotline/Zalo: 092 188 83 88
- Địa chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@tsl.com.vn
- Facebook: TSL Logistics – Total Service Logistics