Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Mặt hàng nồi cơm điện thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu muốn nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam cần làm thủ tục nhập khẩu. Chi tiết về thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện được TSL Logistics giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Căn cứ pháp lý

Các quy định về thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện thể hiện rõ trong những văn bản pháp luật sau:

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
  • Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009;
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019.

Mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN4:2009/KHCN và dán nhãn năng lượng theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg.

>>> Tìm hiểu chi tiết các quy định khi làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng

Mã HS nhập khẩu nồi cơm điện

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện cần phải xác định mã HS. Đây là dãy số quy định cho từng mặt hàng nhập khẩu cụ thể, dùng để tra cứu các loại thuế liên quan đến mặt hàng cần nhập khẩu. 

Mã HS mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu là 85166010.

nồi cơm điện

Thuế nhập khẩu nồi cơm điện

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc đơn vị nhập khẩu phải hoàn thành đối với Nhà nước. Hai loại thuế nhập khẩu bắt buộc nhà nhập khẩu phải nộp đó là Thuế nhập khẩu ưu đãi và Thuế GTGT. Mỗi mặt hàng sẽ quy định mức thuế đóng khác nhau. Để xác định được thuế nhập khẩu thì phải dùng mã HS của loại nồi cơm điện nhập khẩu để tra cứu.

Nhập khẩu mặt hàng nồi cơm điện cần chịu các loại thuế bao gồm:

  • Thuế VAT 10%
  • Thuế NK thông thường 30%
  • Thuế NK ưu đãi 20%

Trong trường hợp mặt hàng nồi cơm điện được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong hiệp định. Đây là quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế dành cho các nhà nhập khẩu nên bạn cần lưu ý nội dung này.

Mỗi quốc gia xuất khẩu sẽ có mức thuế NK ưu đãi đặc biệt khác nhau. Hiện nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định FTA với trên 50 quốc gia, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu.  

>>> Xem thêm mã HS và thuế làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện gồm những giấy tờ và chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại 
  • Vận đơn 
  • Danh sách đóng gói 
  • Hợp đồng thương mại
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Hồ sơ dán nhãn năng lượng
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O)

Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện thì có những chứng từ quan trọng nhất là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và hồ sơ kiểm tra chất lượng. Đây là những chứng từ quan trọng nhất, bắt buộc phải có khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện. Những giấy tờ khác sẽ phải cung cấp nếu có yêu cầu từ hải quan.

>>> Tìm hiểu thêm về bộ hồ sơ hải quan khi nhập khẩu thùng đựng gạo tại đây: Thủ tục nhập khẩu nồi chiên không dầu

Những giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau:

Đăng ký kiểm tra chất lượng

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN, nồi cơm điện nhập khẩu là mặt hàng cần đăng ký kiểm tra chất lượng. Hoạt động đăng ký kiểm tra chất lượng được thực hiện tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan.

thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Điều 6, Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu gồm có:

  • Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”: Gồm 04 bản theo mẫu 1. ĐKKT
  • Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có): Bản photocopy
  • Chứng chỉ chất lượng: 01 bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực trước đó) hoặc bản chính.

Các tài liệu liên quan khác như: 

  • Vận đơn
  • Hóa đơn thương mại
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa
  • Mẫu nhãn nồi cơm điện nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)

Thủ tục đăng ký chứng nhận và công bố hợp quy

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số Thông tư 21/2009/TT-BKHCN, doanh nghiệp cần xuất trình giấy chứng nhận hợp quy cho mặt hàng nồi cơm điện để được thông quan. 

Hồ sơ đăng ký chứng nhận và công bố hợp quy gồm những giấy tờ sau:

  • Mẫu đề nghị được chứng nhận hợp quy;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp;
  • Bản kết quả thử nghiệm sản phẩm được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền;
  • Các tài liệu, thông số kỹ thuật của sản phẩm nồi cơm điện

Thủ tục dán nhãn năng lượng

Hồ sơ làm thủ tục dán nhãn năng lượng nồi cơm điện nhập khẩu gồm có:

  • Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng
  • Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
  • Mẫu nồi cơm điện cần nhãn năng lượng

Ngoài ra, trên nhãn mác của nồi cơm điện phải có các nội dung như: Tên hàng hóa, model, mã hàng hóa, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,…

>>> Đọc thêm: Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch

thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Thủ tục trước khi thông quan lô hàng

Để thông quan lô hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 văn bản sau:

  • Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng cho sản phẩm nồi cơm điện nhập khẩu.
  • Công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng hoặc phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Doanh nghiệp mở tài khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó. 

Bước 2: Khi hàng đã về cảng/sân bay sẽ tiến hành mở tờ khai hải quan tại chi cục hải quan quản lý cảng/sân bay đó. 

Bộ hồ sơ mở tờ khai hải quan gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 01 bản gốc
  • Hóa đơn thương mại 
  • Quy cách đóng gói: 01 bản chụp
  • Vận tải đơn: bản gốc hoặc bản chụp
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản gốc
  • Các giấy tờ liên quan khác

Sau khi hoàn tất thủ tục lô hàng sẽ được đem về kho bảo quản.

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có sẵn mẫu mặt hàng nồi cơm điện tại Việt Nam thì nên mang đi thử nghiệm Hiệu suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi thông quan lô hàng.

Bước 3: Mang mẫu sản phẩm nồi cơm điện đến một trong các trung tâm Vietcert, Quacert, Trung tâm 1 (Quatest 1), Trung tâm 3 (Quatest 3) để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.

Hồ sơ bao gồm:

  • Hợp đồng thử nghiệm do Quatest cấp: 02 bản gốc
  • Tờ khai, Chứng nhận, Bản vẽ kỹ thuật: 01 bản chụp

Số lượng mẫu: 1 mẫu

Bước 4: Mang mẫu đến một trong các trung tâm Vinacomin, Trung tâm 1 (Quatest 1) hoặc Trung tâm 3 (Quatest 3) để thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Với các model cùng chủng loại, phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn nên doanh nghiệp nhập khẩu nhiều lần không cần phải làm lại bước này.

Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để tiến hành thông quan lô hàng.

Thủ tục sau thông quan lô hàng

Bước 5: Sau khi lô hàng thông quan thành công, doanh nghiệp cần trả kết quả kiểm tra chất lượng cho nơi đã đăng ký kiểm tra chất lượng trước đó.

Bước 6: Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu. Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương. Chứng từ là minh chứng doanh nghiệp đã công bố nhãn năng lượng mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu cho các cơ quan liên quan khi đến kiểm tra và dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng khi làm thủ tục thông quan lô hàng tiếp theo.

Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện yêu cầu nhiều giấy tờ, chứng từ và quy trình làm thủ tục cũng rất phúc tạp. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm thủ tục hải quan có thể hợp tác với TSL Logistics chúng tôi trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện.  

TSL Logistics với hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn trong dịch vụ nhập khẩu nồi cơm điện và các sản phẩm gia dụng khác, chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu giúp bạn tối ưu thời gian, chi phí và đảm bảo lô hàng được thông quan nhanh chóng.

Quý doanh nghiệp cần tư vấn thêm về dịch vụ làm thủ tục hải quan, vui lòng gọi tới số hotline 092 188 83 88. Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của TSL Logistics luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

5/5 - (2 votes)