Chi tiết thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Mặt hàng tủ lạnh nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu muốn nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam cần làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh. Chi tiết về thủ tục nhập khẩu sẽ được TSL Logistics giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Quy định pháp lý về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Những quy định về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh được thể hiện rõ trong những văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
  • Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019

Theo những văn bản pháp luật trên đây, mặt hàng tủ lạnh không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. 

Các văn bản pháp luật trên đây cũng chỉ rõ khi làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh cần phải lưu ý kiểm tra chất lượng theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN và dán nhãn năng lượng theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg.

>>> Tìm hiểu chi tiết các quy định khi làm thủ tục nhập khẩu hàng gia dụng

Mã HS nhập khẩu tủ lạnh

Tủ lạnh thuộc nhóm mặt hàng điện gia dụng, có mã HS là 8418. Tuy nhiên do có nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau nên khi nhập khẩu về Việt Nam, các loại tủ lạnh sẽ có mã HS riêng. Dưới đây là mã HS mặt hàng tủ lạnh được nhập khẩu phổ biến:

Mặt hàng Mã HS
Mã HS code của tủ đông liên hợp có các cửa mở riêng biệt 841810
Mã HS code của tủ lạnh dung tích dưới 230 lít 84181011
Mã HS code các loại tủ lạnh, tủ đông có dung tích từ 350 lít đổ xuống 84181020
Mã HS code tủ lạnh sử dụng máy nén 841821
Mã HS code của tủ lạnh, tủ đông có dung tích từ 230 lít trở xuống 84182110
Mã HS code của các loại tủ lạnh, tủ đông khác 84182190
Mã HS code của các loại tủ nội thất khác dùng để bảo quản thực phẩm và trưng bày có lắp hệ thống làm lạnh hoặc làm đông 841850
Mã HS code của tủ lạnh, tủ đông là thiết bị y tế, phẫu thuật 84185011
Mã HS code của các loại tủ lạnh bơm nhiệt trừ các dòng máy điều hoà không khí 84186100

Biểu thuế cho mặt hàng nhập khẩu tủ lạnh

Biểu thuế mặt hàng tủ lạnh khi nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam gồm có:

Loại thuế Tủ lạnh dùng trong gia đình Tủ trưng bày, bảo quản có gắn thiết bị lạnh
Thuế nhập khẩu (thông thường) Thuế nhập khẩu 25% 20%
Thuế VAT 10% 10%
Nhập khẩu từ Trung quốc (có FORM E) Thuế nhập khẩu 15% 15%
Thuế VAT 10% 10%
Nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan (có FORM D) Thuế nhập khẩu 15% 0%
Thuế VAT 10% 10%

Điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Để nhập khẩu mặt hàng tủ lạnh về Việt Nam, bạn cần chú ý đáp ứng những điều kiện cần dưới đây:

– Sản phẩm tủ lạnh phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7828:2016 về Tủ lạnh, tủ mát và tủ đông – Hiệu suất năng lượng

– Khi làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh cần phải nộp kèm kết quả kiểm tra chất lượng hàng hoá và kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

– Tủ lạnh nhập khẩu phải có đủ tem, nhãn mác theo quy định pháp luật hiện hành. Nội dung ghi trên nhãn mác tối thiểu phải có: Tên của hàng hoá, Tên nhà sản xuất và địa chỉ, Nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, Model hoặc mã hàng hoá.

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Hồ sơ nhập khẩu tủ lạnh gồm những gì?

tủ lạnh

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh bao gồm những giấy tờ và chứng từ sau:

  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng

>>> Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi chiên không dầu

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh từ nước ngoài vào Việt Nam gồm các bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng tủ lạnh gồm các giấy tờ sau:

– Bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật  (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP): 01 bản chính.

– Bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu các tài liệu sau: 

  • Hợp đồng thương mại (Contract) 
  • Danh mục hàng hóa (Packing list) 
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của lô hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin)
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng, gồm:

  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng (của nước xuất khẩu, nếu có)
  • Giấy giám định chất lượng lô hàng (kết quả thử nghiệm kèm theo Giấy chứng nhận hợp quy không quá 12 tháng)
  • Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).

Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường cấp tỉnh là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa. Bạn mở tờ khai Hải quan tại Chi cục Hải quan nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.

Thời gian làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá mất tầm 01 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ và xác nhận đơn vị nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa trên giấy đăng ký.

Sau khi hệ thống gửi phản hồi hồ sơ đã được thông qua thì in ra 02 bản cứng và nộp cho Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường ký xác nhận và đóng dấu. Doanh nghiệp lưu một bản, còn một bản nộp cho Hải quan trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu.

>>> Xem chi tiết: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Bước 2: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu

Cá nhân, đơn vị nhập khẩu mang mẫu sản phẩm và giấy tờ cần thiết đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp đính kèm phiếu kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh để thông quan hàng hóa. 

Phiếu kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng dành cho mặt hàng nhập khẩu có giá trị vô thời hạn đối với một loại model nhất định. Trong những lần làm thủ tục nhập khẩu tiếp theo, doanh nghiệp không cần thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với model đã làm trước đó.

Bước 3: Làm thủ tục thông quan hàng hóa

Sau khi được có chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa và phiếu kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng cho mặt hàng tủ lạnh cần nhập khẩu, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan lô hàng. 

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng từ cần thiết và nộp cho Cơ quan Hải quan tại cửa khẩu nơi hàng hóa chờ được thông quan. Hồ sơ Hải quan sẽ được trình nộp cho Cơ quan Hải quan tại trụ sở Hải quan.

Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục nhập khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Bạn cần nộp từ khai trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu.

Bước 4: Tiến hành dán nhãn năng lượng

Sau khi hàng hóa được thông quan và chuyển về kho, doanh nghiệp cần đăng ký làm dán nhãn năng lượng và tiến hành dán nhãn năng lượng cho mặt hàng tủ lạnh. 

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho mặt hàng tủ lạnh sau khi nhập khẩu gồm có:

  • Giấy công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm
  • Kết quả thử nghiệm được cấp cho Model sản phẩm
  • Mẫu nhãn dán năng lượng (dự kiến)
  • Nhãn phụ sản phẩm
  • Giấy phép kinh doanh (bản Copy có công chứng)

Đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp dán nhãn năng lượng là Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững được quản lý bởi Bộ Công Thương. Thời gian tiến hành đăng ký và giải quyết đăng ký từ 3 – 5 ngày làm việc. 

Sau khi hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng được Bộ Công Thương xác nhận, doanh nghiệp tự tiến hành dán nhãn năng lượng cho mặt hàng tủ lạnh theo Giấy công bố dán nhãn năng lượng. 

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác của thông tin được ghi trên nhãn năng lượng và thông tin được công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng. 

TSL – Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh uy tín, chuyên nghiệp

Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện yêu cầu chuẩn bị nhiều giấy tờ, chứng từ và quy trình làm thủ tục cũng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, quý doanh nghiệp có thể lựa chọn TSL Logistics là người bạn đồng hành. 

văn phòng tsl

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu của chúng tôi là lựa chọn tốt nhất dành cho các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. TSL Logistics với hơn 10 kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics và hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu cho doanh nghiệp trên toàn quốc, chúng tôi cam kết dịch vụ chất lượng, giúp lô hàng của doanh nghiệp thông quan nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất.

Quý doanh nghiệp cần tư vấn thêm về dịch vụ làm thủ tục hải quan, vui lòng gọi tới số hotline 092 188 83 88. Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của TSL Logistics luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

5/5 - (1 vote)