Thủ tục nhập khẩu lò nướng

Lò nướng, vỉ nướng điện nhập khẩu từ các nước EU, Trung Quốc, Thái Lan,… được các doanh nghiệp, người tiêu dùng tại Việt Nam vô cùng ưa chuộng. Tuy nhiên, sản phẩm này thuộc dạng hàng hóa phải đăng ký kiểm tra chất lượng nên thủ tục nhập khẩu khá phức tạp. Dưới đây, TSL sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình và thủ tục nhập khẩu lò nướng cũng như một số lưu ý quan trọng để bạn nắm rõ.

Chính sách nhập khẩu lò nướng

Lò nướng điện ngoại nhập là mặt hàng được tiêu thụ rất mạnh tại Việt Nam. Song sản phẩm này được xếp vào danh mục hàng hóa cần kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt tại hải quan trước khi nhập khẩu. Vì vậy, khi làm thủ tục nhập khẩu, cá nhân và doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các chính sách và quy định của các cơ quan nhà nước để thực hiện cho đúng.

thủ tục nhập khẩu lò nướng

Sau đây, TSL chia sẻ một số chính sách nhập khẩu lò nướng điện được quy định trong các văn bản của Chính phủ, Bộ Công Thương và các cơ quan, bộ ban ngành có liên quan. Cụ thể:

  • Thông tư 2711/QĐ-BKHCN ban hành ngày 30/12/2022.
  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ban hành ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công Nghệ. Theo đó, mặt hàng lò nướng điện nằm trong danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 4:2009/BKHCN.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015 và được sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 07-2017-BKHCN ban hành ngày 16/06/2017.
  • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ban hành ngày 16/06/2017 về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của Bộ KH&CN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN).
  • Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN ban hành ngày 15/12/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc “Ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thiết bị điện và điện tử”.
  • Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ban hành ngày 30/09/2009 của Bộ KH&CN.
  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 được ban hành ngày 03/06/2008.
  • Một số văn bản liên quan khác.

Mã HS nhập khẩu lò nướng

Mã HS (Harmonized System code) là một hệ thống mã số quốc tế được sử dụng để phân loại hàng hóa để thuận tiện trong thương mại quốc tế. Việc xác định mã HS chính xác là rất quan trọng khi nhập khẩu lò nướng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán thuế nhập khẩu và các quy định hải quan khác. 

Dưới đây, TSL sẽ chia sẻ đến bạn bảng tổng hợp mã HS dành riêng cho mặt hàng lò nướng, vỉ nướng điện:

Mặt hàng  Mã HS code
Lò nướng, vỉ nướng hoạt động bằng điện 85166090
Lò nướng bánh hoạt động bằng điện 85167200

Lưu ý:

Theo bảng mô tả mã HS code ở trên, thuế suất nhập khẩu ưu đãi của các loại lò nướng điện khoảng 8% hoặc 10%. 

Ngoài thuế suất ưu đãi thì còn có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng theo từng loại hàng được nhập khẩu từ EU, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN,… Do đó, bên nhập khẩu cần yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ để tính thuế ưu đãi cho chính xác. 

Việc xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng lò nướng. Nếu xác định sai mã HS code, bên nhập khẩu có thể đối mặt với các rủi ro sau:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan
  • Giao hàng chậm trễ
  • Bị xử phạt hành chính do khai sai mã hs theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP
  • Đối với trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì bên nhập khẩu sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2.000.000 VNĐ và cao nhất là gấp 3 lần số thuế.

=>> Xem thêm: Chi tiết 6 quy tắc áp mã HS code

Thuế nhập khẩu lò nướng

Khi nhập khẩu lò nướng từ các quốc gia khác, việc tính toán và thanh toán thuế nhập khẩu là một phần không thể thiếu của quy trình nhập khẩu. Thuế nhập khẩu lò nướng bao gồm: thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. 

thủ tục nhập khẩu lò nướng

Để xác định được thuế nhập khẩu cho mặt hàng lò nướng điện, bạn có thể tham khảo theo cách tính sau:

Công thức tính thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu lò nướng, vỉ nướng điện:

  • Thuế nhập khẩu = (Trị giá CIF) x (% thuế suất)

Công thức tính thuế GTGT nhập khẩu lò nướng điện:

  • Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x (% thuế suất GTGT).

Theo công thức trên, thuế nhập khẩu lò nướng sẽ phụ thuộc vào % thuế suất.dựa trên mã HS code. Mức thuế suất nhập khẩu này là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi dành cho hàng gia dụng. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì bên nhập phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O) cho lô hàng của mình.

Chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò nướng

Giống như các mặt hàng khác, quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò nưỡng Được quy định cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015, được sửa đổi và bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Quy trình này cụ thể gồm có 4 bước như sau:

Bước 1: Điền thông tin vào tờ khai hải quan

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lò nướng được quy định cụ thể và chi tiết trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015; được sửa đổi và bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Theo đó, bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện gồm có những chứng từ cơ bản sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại – Commercial invoice
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm
  • Hợp đồng thương mại – Sale contract
  • Catalog (nếu có)

Sau đó, bạn tiến hành khai báo các thông tin hải quan liên quan đến mặt hàng lò nướng điện theo hướng dẫn trên hệ thống phần mềm. 

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng, bên nhập khẩu phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu quá thời hạn này, bạn sẽ phải đối mặt với phí phạt theo quy định hiện hành.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai tùy theo màu xanh, vàng hoặc đỏ. Dựa vào luồng tờ khai, người nhập khẩu thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng với hàng hóa của mình.

thủ tục nhập khẩu lò nướng

Việc mở tờ khai phải tiến hành càng sớm càng tốt, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Bạn cần đem hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Quá hạn 15 ngày, tờ khai sẽ bị hủy và bên nhập khẩu sẽ bị  phạt tiền theo quy định của bên phía hải quan.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan

Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy phép hải quan của bên nhập khẩu lò nướng điện, nếu không có sai sót gì thì sẽ tiến hành thông quan tờ khai. Lúc này, nhà nhập khẩu sẽ  phải đóng thuế nhập khẩu lò nướng, vỉ nướng điện cho tờ khai hải quan để có thể thông quan. 

Có một số trường hợp, tờ khai sẽ được mở trước để bạn đem hàng về kho bảo quản và bổ sung hồ sơ đầy đủ sau đó để thông quan. Nếu tờ khai chưa được thông quan, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn để thông quan cho tờ khai, quá hạn theo quy định sẽ bị phạt tiền.

Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi tờ khai đã được thông quan thành công, bên nhập khẩu có tiến hành làm thủ tục cần thiết để mang lô hàng lò nướng điện về kho. 

Bước 5: Thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy

Để đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường thì bạn cần đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn về kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Nhà nhập khẩu cần mang mẫu lò nướng điện đến trung tâm thử nghiệm đã được Bộ KH&CN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm.

Lưu ý:  Việc kiểm tra chất lượng cho sản phẩm lò nướng, vỉ nướng điện được tiến hành theo QC4. Với bất cứ lô hàng nào nhập về Việt Nam bên nhập khẩu đều phải thực hiện bước này. Đặc biệt, với lô hành đầu tiên, mẫu lò nướng thử nghiệm kiểm tra chất lượng và làm hợp quy có thể bị phá huỷ. 

Lưu ý quan trọng khi nhập khẩu lò nướng

Khi làm thủ tục nhập khẩu lò nướng điện về Việt Nam, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Lò nướng, vỉ nướng điện đã qua sử dụng sẽ thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Vì thế, bạn cần đảm bảo hàng hóa nhập về là hàng mới 100%.
  • Lò nướng, vỉ nướng điện có trọng lượng trên 18kg thì sẽ không làm kiểm tra chất lượng.
  • Cần dán nhãn hàng hóa lên sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của hải quan.
  • Hàng hóa nhập khẩu (lò nướng, vỉ nướng điện) chỉ được thông quan hải quan sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
  • Xác định chính xác mã HS code cho lò nướng điện nhập khẩu để tránh phát sinh thuế và bị phạt tiền do sai thông tin.

Nếu bạn không có nhiều thời gian hay chưa am hiểu về quy trình và thủ tục nhập khẩu lò nướng điện thì hoàn toàn có thể tìm đến các dịch vụ hỗ trợ logistic uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm, TSL tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhập khẩu lò nướng hàng đầu tại Việt Nam với chi phí tối ưu. 

Hãy nhanh tay liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline/Zalo: *1688 hoặc đến địa chỉ tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội để được hỗ trợ và báo giá dịch vụ nhanh nhất.

Đánh giá