Máy đánh trứng hiện nay là một sản phẩm cần thiết trong mỗi căn bếp. Nó giúp ích rất nhiều trong quá trình nấu nướng. Và hiện này có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy đánh trứng để bán. Nhưng các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn trong khâu làm thủ tục thông quan. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự hãy theo dõi bài viết này của TSL, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách làm thủ tục nhập khẩu máy đánh trứng theo quy định mới nhất 2024.
Quy định về việc nhập khẩu máy đánh trứng
Như trong các bài viết hướng dẫn làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng tôi luôn mong muốn bạn không chỉ biết được cách làm thủ tục xuất nhập khẩu mà còn nắm được các quy định pháp luật có liên quan. Dưới đây là một số quy định có liên quan về việc làm thủ tục nhập khẩu máy đánh trứng đã được TSL tổng hợp lại:
- Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
- Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019
- Công văn 1395/TCHQ-TXNK ngày 12/03/2019
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu kỹ hơn về quy định khi nhập khẩu máy đánh trứng. Điều này sẽ giúp cho quá trình làm thủ tục trở nên nhanh chóng và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu máy đánh trứng
Dán nhãn cho hàng hóa xuất khẩu là việc bắt buộc, và cũng được quy định trong Nghị định số 43/2017 NĐ-CP. Lợi ích của việc dán nhãn hàng hóa sẽ giúp cho quá trình thông quan của bạn được nhanh chóng hơn, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người là thủ tục nhập khẩu.
Nội dung nhãn dán hàng hóa và vị trí cần dán
Cũng theo những quy định trên thì khi dán nhãn hàng hóa nhập khẩu cần đảm bảo thể hiện chính xác, đầy đủ các thông tin sau khi tiến hành nhập khẩu máy đánh trứng:
- Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
- Thông số về máy đánh trứng (xuất xứ, chất liệu,…);
- Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)
Lưu ý
Các thông tin trên cần được thể hiện ngôn ngữ có thể dịch thuật được. Nhưng bạn nên ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh vì đây là các ngôn ngữ phổ biến nhất tại Việt Nam.
Về vị trí cần dán nhãn, bạn nên dán ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn. Để tạo ra những thuận lợi cho các công tác kiểm tra của cán bộ hải quan. Có thể dán trên thùng hàng, ngoài bao bì,…
Những rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho máy đánh trứng
Việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu đã được quy định rất rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Do đó khi bạn quên hoặc cố tình không dán nhãn thì rất có thể sẽ gặp những rủi ro sau:
- Theo Nghị định 128/2020/ NĐ-CP bị phạt tiền lên tới 60 triệu đồng khi không tuân thủ việc dán nhãn hàng hóa
- Mất đi quyền được hưởng ưu đãi thuế khi nhập khẩu, bởi chứng nhận xuất xứ trên nhãn dán sẽ bị bác bỏ.
- Do không có nhãn cảnh báo nên khi vận chuyển hàng hóa của bạn dễ bị thất lạc và hư hỏng.
Bạn thấy đấy việc dán nhãn hàng hóa rất quan trọng nó sẽ giúp bạn hưởng được ưu đãi về thuế nhập khẩu, lô hàng thông quan nhanh hơn. Do đó khi làm thủ tục nhập khẩu bạn không được quên dán nhãn hàng hóa. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc dán nhãn hàng hóa hãy liên hệ với TSL theo Hotline: *1688 để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Mã HS của máy đánh trứng
Mã HS được biết đến như một dãy số dùng làm quy chuẩn chung trong việc xác định và phân loại hàng hóa trên toàn thế giới. Và khi muốn làm thủ tục nhập khẩu máy đánh trứng, việc xác định mã HS làm việc không thể thiếu.
Máy đánh trứng thuộc danh mục hàng hóa thiết bị cơ điện tử có động cơ điện nên sẽ có mã HS là 85094000
Thuế nhập khẩu máy đánh trứng
Khi muốn nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam bạn sẽ phải chịu 2 loại thuế chính thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Và mức thuế bạn phải nộp khi muốn nhập khẩu máy đánh trứng là:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 37.5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%
- Thuế GTGT: 10%
Thuế nhập khẩu của máy đánh trứng khá cao nhưng khi bạn nhập khẩu máy đánh trứng từ một số nước ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi thường từ 0%. Nhưng để được hưởng mức thuế trên bạn cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của lô hàng.
Chứng từ cần có khi nhập khẩu máy đánh trứng
- Tờ khai hải quan
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
- Chứng nhận xuất xứ
- Catalog
Đây là các chứng từ cần có khi làm thủ tục nhập khẩu máy đánh trứng. Tuy nhiên có một số chứng từ bạn bắt buộc phải có và cần xuất trình để lô hàng có thể thông quan.: Tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại, hợp đồng thương mại, danh sách đóng gói, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Các chứng từ còn lại có thể nộp bổ sung nếu như phía hải quan yêu cầu.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho máy đánh trứng
Dưới đây là chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa máy đánh trứng.
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng máy đánh trứng
Như đã có đề cập ở trên khi bạn muốn nhập khẩu máy đánh trứng cần phải tiến hàng kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy cho sản phẩm. Vậy quy trình này diễn ra như thế nào, cần phải làm những gì. Bạn hãy theo dõi tiếp để tìm câu trả lời nhé.
Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký trên cổng thông tin một cửa
Ở bước này việc bạn cần làm là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau đó mang đến các cơ quan có thẩm quyền để họ tiếp nhận hồ sơ. Hoặc có cách đơn giản hơn là bạn có thể nộp ở công thông tin một cửa cho thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sẽ bao gồm: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo mẫu có sẵn, bản sao hợp đồng thương mại, danh sách hàng hóa, tờ khai hải quan,…
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Tiếp đến khi đã có thông báo nộp hồ sơ thành công bạn cần chờ 1-2 ngày làm việc để họ xét duyệt. Khi hồ sơ của bạn được xét duyệt, họ sẽ cấp cho bạn một giấy xác nhận. Bạn sẽ cần mang giấy xác nhận này xuống cửa khẩu để tiến hàng thông quan cho lô hàng máy đánh trứng.
Khi lô hàng đã thông quan bạn sẽ phải lấy mẫu để mang đi kiểm tra. Và việc kiểm tra sẽ do một đơn vị thứ 3 được Bộ KHCN cấp phép để tiến hành thực hiện.
Nhận kết quả và bổ sung kết quả
Sau khi lấy mẫu và tiến hành kiểm tra, nếu kết quả thông qua thì họ sẽ cấp cho bạn một chứng nhận hợp quy. Lúc này bạn chỉ cần nộp lại chứng nhận đó cho hải quan để họ đóng hồ sơ nhập khẩu.
Lưu ý việc tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng của máy đánh trứng cần tiến hành song song với các bước làm thủ tục nhập khẩu.
Nếu như bạn chưa rõ phần nào trong việc đăng ký kiểm tra chất lượng máy đánh trứng thì có thể tham khảo bài viết: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu để biết thêm thông tin.
Công bố hợp quy cho máy đánh trứng
Bước cuối cùng khi đã có chứng nhận hợp quy, việc tiếp theo bạn phải làm là lập hồ sơ công bố hợp lên hệ thống một cửa quốc gia.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Chứng nhận hợp quy là gì? Thủ tục và quy trình công bố hợp quy để biết thêm chi tiết về việc công bố hợp quy cho hàng hóa nhập khẩu.
Bước 2: Khai tờ khai quan
Khi bạn đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục máy đánh trứng như ở trên. Bạn sẽ cần lên hệ thống hải quan VNACCS/VCIS để làm thủ tục khai tờ khai quan. Việc khai tờ khai bạn nên để những người có kinh nghiệm làm vì trong trường hợp bạn khai báo sai thì rất khó để sửa lại.
Cần tiến hành khai tờ khai quan trong vòng 30 ngày kể từ khi máy đánh trứng cập cảng, nếu quá thời gian trên sẽ bị phạt từ hải quan.
Bước 3: Mở tờ khai quan
Sau khoảng 1 ngày làm việc chi cục hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng của lô hàng. Mỗi kết quả phân luồng sẽ có cách mở tờ khai khác nhau, để biết thêm chi tiết bạn có thể đọc bài viết: Phân luồng hải quan là gì? Các luồng hải quan hiện có
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Ở bước này các cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu như không có vấn đề gì hàng hóa của bạn sẽ được giải phóng và bạn có thể mang hàng về kho bảo quản.
Tại đây bạn cần dựa vào các bước ở phần “Đăng ký kiểm tra chất lượng máy đánh trứng” để tiến hành việc lấy mẫu và mang đi kiểm định chất lượng.
Bước 5: Thanh lý tờ khai
Cuối cùng sau khi đã công bố hợp quy, có được chứng nhận kiểm tra hàng hóa bạn cần thanh lý tờ khai theo hướng dẫn của hải quan. Lúc này lô hàng máy đánh trứng đã chính thức thông quan thành công. Nhưng hãy nhớ để hàng hóa có thể mang ra sử dụng hoặc mua bán bạn cần phải hoàn thiện nốt hồ sơ còn thiếu cho hải quan. Chúc bạn thành công.
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy đánh trứng
Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Logistics và có kinh nghiệm nhận ủy thác nhập khẩu rất nhiều mặt hàng khác nhau. TSL sẽ nói cho bạn biết một số lưu ý quan trọng làm thủ tục nhập khẩu máy đánh trứng:
- Máy đánh trứng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
- Máy đánh trứng đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
- Mã HS của máy đánh trứng là 85094000, hãy nhớ để tránh xác định sai và không bị phạt
- Muốn thông quan sản phẩm máy đánh trứng cần làm đăng ký kiểm tra chất lượng và công bố chứng nhận hợp quy.
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy đánh trứng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm thông tin khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào khi làm thủ tục hãy liên hệ với TSL để được hỗ trợ sớm nhất nhé.