Máy ép trái cây hay máy ép hoa quả là một trong số những sản phẩm điện gia dụng được nhập khẩu nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là mặt hàng khó nhập khẩu vì quy trình thông quan phức tạp cùng với nhiều quy định, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm thì việc tự thực hiện sẽ mất nhiều thời gian. Bài viết dưới đây TSL sẽ hướng dẫn bạn quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây, bạn hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé.
Quy định cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây
Dưới đây là những quy định pháp luật bạn cần nắm được.
- Công văn 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009
- Công văn 6061 TCHQ-TXNK ngày 29/06/2016
- Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
- Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017
Việc làm thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây, máy ép hoa quả đòi hỏi bạn phải có kiến thức về lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu. Nên tìm hiểu kỹ những quy định có liên quan là điều rất quan trọng, giúp quá trình diễn ra suôn sẻ và hạn chế rủi ro pháp lý. Nếu bạn cần tư vấn thêm những quy định trên hãy liên hệ với TSL để nhận được sự giúp đỡ sớm nhất nhé.
Dán nhãn hàng hóa cho máy ép trái cây
Từ sau Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì việc kiểm tra nhãn dán hàng hóa đã được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Đây là quy định bắt buộc mà các nhà nhập khẩu cần thực hiện. Việc dán nhãn hàng hóa cho máy ép trái cây sẽ giúp các cán bộ hải quan dễ dàng kiểm tra, đối chiếu thông tin. Từ đó việc thông quan hàng hóa cũng trở nên nhanh hơn. Và khi dán nhãn hàng hóa bạn đảm bảo đầy đủ những thông tin sau:
- Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
- Thông tin máy ép trái cây (vật liệu, công suất, cảnh báo…);
- Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)
Lưu ý: Khi dán nhãn hàng hóa bạn nên chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để thể hiện nội dung nói trên. Điều này một phần thuận tiện cho cán bộ hải quan, phần vì để cho khách hàng dễ tham khảo thông tin khi mua hàng.
Bởi đây là một quy định bắt buộc nên chắc chắn nếu bạn không thực hiện theo sẽ phải đối diện với những rủi ro
- Bị phạt tiền, có thể lên đến 60 triệu
- Không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu do không có chứng nhận xuất xứ
- Máy ép trái cây có thể thất lạc, hư hỏng trong quá trình vận chuyển
- Thời gian thông quan hàng hóa có thể lâu hơn
Mã HS của máy ép trái cây
Sản phẩm máy ép trái cây, máy ép hoa quả, máy nghiền chậm,…. đều nằm ở chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên. Cụ thể, máy ép trái cây, máy ép hoa quả sẽ có mã HS là 85094000
Thuế nhập khẩu của máy ép trái cây, hoa quả
Có 2 loại thuế mà bạn cần phải đóng khi nhập khẩu máy ép trái cây đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Thuế nhập khẩu thông thường của máy ép trái cây đang ở mức 37.5%, tuy nhiên nếu như hàng hóa của bạn đến từ những quốc gia có hiệp định thương mại với Việt Nam thì mức thuế này chỉ còn 25%. Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng của máy ép trái cây đang ở mức 10%.
Để có thể xác định chính xác mã HS và tính đúng biểu thuế của mặt hàng máy ép hoa quả, nên liên hệ với TSL qua hotline để được tư vấn sớm nhất nhé.
Muốn nhập khẩu máy ép trái cây cần có những giấy tờ gì
Căn cứ theo thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây sẽ phải có những chứng tử sau:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Danh sách đóng gói
- Hợp đồng thương mại
- Giấy kiểm tra chất lượng
- Chứng nhận xuất xứ (C/O)
Những chứng từ này rất quan trọng và bạn không được thiếu. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị từ sớm vì sẽ cần thời gian để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xét duyệt hồ sơ của bạn.
Đăng ký kiểm tra chất lượng máy ép trái cây
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký kiểm tra
Đầu tiên cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có: chứng nhận xuất xứ, kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu, hợp đồng thương mại. Sau đó truy cập vào hệ thống trang một cửa quốc gia.
Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ đơn vị tiếp nhận hồ sơ và kết quả kiểm tra của bạn. Họ không có nhiệm vụ lấy mẫu kiểm tra thực tế do đó bạn cần đăng ký đơn vị kiểm tra, đơn vị này phải được bộ khoa học và công nghệ cấp phép.
Bước 2: Lấy mẫu và mang đi kiểm tra
Sau khi đã có được giấy chứng nhận đăng ký kiểm tra bạn cần mang xuống cửa khẩu để làm thủ tục thông quan và lấy mẫu mang đi kiểm tra. Việc kiểm tra thường kéo dài từ 2 – 3 ngày, trong thời gian này bạn sẽ không được sử dụng máy ép trái cây.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi đã có kết quả cần tải lên hệ thống 1 cửa quốc gia và chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ đáng giá kết quả. Nếu kết quả đạt chuẩn bạn sẽ được cấp chứng từ xác nhận. Lúc này thì bạn cần nộp lại chứng từ để hải quan xác nhận và đóng hồ sơ nhập khẩu.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây
Bước 1: Khai tờ khai quan
Bước đầu cũng là bước quan trọng nhất, bởi cần lên hệ thống VNACCS để khai báo các thông tin về lô hàng mình định nhập khẩu. Ngoài ra, bạn có thể đến chi cục hải quan gần nhất để thực hiện, nhưng để tiết kiệm thời gian TSL khuyên nên khai báo online.
Lưu ý, nếu khai báo online khi nộp sẽ rất khó sửa lại thông tin, vậy nên cần kiểm tra kỹ các trường thông tin cần khai báo. Thêm nữa bạn chỉ có tối đa 30 ngày để hoàn thiện tờ khai tính từ khi hàng hóa đến cửa khẩu. Nếu quá thời gian này bạn sẽ mất thêm phí lưu kho, phí phạt từ hải quan.
Bước 2 Mở tờ khai quan
Sau khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi khai báo xong bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng của hải quan. Lúc này cần mang kết quả phân luồng cùng với tờ khai quan xuống chi cục gần nhất để làm thủ tục thông quan hàng hóa. Tùy vào từng luồng mà sẽ có cách mở tờ khai khác nhau. Máy ép hoa quả thường được phân vào luồng xanh nếu người làm thủ tục khai báo chính xác và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Bước này khá đơn giản, bởi cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ mà bạn đã nộp. Nếu như bộ hồ sơ không có vấn đề, bạn chỉ cần nộp đủ thuế thì hàng hóa sẽ được thông quan. Tuy nhiên, lúc này hàng hóa chỉ được thông quan tạm thời, vẫn cần đến chứng từ đạt chuẩn để máy ép hoa quả có thể mang ra sử dụng.
Bước 4: Mang hàng hóa về bảo quản
Khi đã đưa hàng hóa về kho và lấy mẫu mang đi kiểm tra theo trình tự như trên. Bạn cần chờ kết quả và nộp lại chứng từ đạt chuẩn để đóng hồ sơ nhập khẩu. Đến đây việc làm thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây đã hoàn thành, bạn có thể đưa máy vào kinh doanh, sử dụng.
Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây
- Máy ép trái cây không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu.
- Máy ép trái cây đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
- Thuế nhập khẩu của máy ép trái cây là 25%
- Nên chuẩn từ hồ sơ đăng ký kiểm tra, hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu từ sớm để không làm chậm trễ quá trình thông quan.
Những ai chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì không nên tự thực hiện làm thủ tục nhập khẩu. Hãy tìm đến TSL, chúng tôi chuyên nhận ủy thác xuất nhập khẩu. Hơn 10 năm kinh nghiệm, cam kết hàng hóa của bạn sẽ thông quan đúng quy trình với thời gian ngắn nhất. Liên hệ tới hotline: để được tư vấn sớm nhất nhé.