Thủ tục nhập khẩu ống thép các loại theo quy định 2024

Ống thép thường xuyên được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Nhưng liệu bạn đã biết đến quá trình làm thủ tục nhập khẩu ống thép chưa. Nếu chưa hãy theo dõi bài viết này của TSL, chúng tôi sẽ mang tới cho bạn thông tin chi tiết nhất về việc nhập khẩu ống thép các loại theo quy định mới nhất 2024. 

Quy định về việc nhập khẩu ống thép

Việc làm thủ tục nhập khẩu ống thép thì bạn có được một số kiến thức về ngoại thương, bên cạnh đó cần nắm được các quy định có liên quan đến việc làm thủ tục nhập khẩu. Dưới đây là một số quy định pháp luật về việc nhập khẩu ống thép các loại mà TSL đã tổng hợp lại giúp bạn tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019.
  • Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020.
  • Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 20/03/2020.
  • Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
  • Công văn 638/TCHQ-TXNK ngày 22/02/2022.

Căn cứ theo các văn bản pháp luật trên và dựa theo kinh nghiệm từng nhập khẩu mặt hàng ống thép, thì TSL sẽ gửi tới bạn một số lưu ý nhỏ sau:

  • Ống thép không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào nước ta
  • Ống thép đã qua sử dụng sẽ thuộc vào hàng phế phẩm, và cần tiến hành xin giấy phép khi nhập khẩu
  • Các ống thép dẫn dầu, khí sẽ phải tiến hành đánh giá kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
  • Ống thép không gỉ cần tiến hành dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu
  • Hãy xác định đúng mã HS để tính đùng biểu thuế

Trên đây là các lưu ý mà TSL muốn gửi tới bạn khi nhập khẩu ống thép các loại, nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được giúp đỡ sớm nhất

Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu ống thép

Theo quy định tại Nghị định số 43/2017 NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan về việc nhãn hàng hóa. Thì bạn sẽ cần dán nhãn hàng hóa, việc này sẽ giúp hàng hóa thông quan dễ dàng hơn và bảo vệ được quyền lợi của bạn khi nhập khẩu

Nội dung nhãn dán hàng hóa và vị trí cần dán

Nội dung nhãn hàng hóa
Nội dung nhãn hàng hóa

Căn cứ theo các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa thì bạn cần đảm bảo thể hiện được đầy đủ các nội dung sau khi tiến hành nhập khẩu ống thép:

  • Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
  • Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
  • Thông số về ống thép (Kích thước, khối lượng, thành phần,…);
  • Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)

Lưu ý, các thông tin trên cần được thể hiện chính xác và đầy đủ, không thể tẩy xóa bằng tay. Về ngôn ngữ được ghi trên nhãn dán thì bạn có thể khi bất kỳ ngôn ngữ nào có thể dịch thuật được. Nhưng bạn nên ghi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt vì đây là các ngôn ngữ thông dụng nhất tại Việt Nam. 

Tiếp theo đến vị trí cần dán nhãn, thì bạn nên dán ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn. Có thể dán trên thùng hàng, ngoài bao bì sản phẩm,… 

Những rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho ống thép

Việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu đã được quy định rất rõ ràng, nên nếu bạn không dãn nhãn hàng hóa cho ống thép. Thì rất có thể bạn sẽ gặp những rủi ro sau:

  • Theo Nghị định 128/2020/ NĐ-CP bạn sẽ bị phạt hành chính lên tới 60 triệu đồng khi không tuân thủ việc dán nhãn hàng hóa
  • Bị mất đi quyền được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 
  • Trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa của bạn dễ bị thất và hư hỏng.

Việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu rất cần thiết nó sẽ giúp bạn hưởng được nhiều ưu đãi về thuế, giúp hàng hóa thông quan nhanh hơn. Quan trọng hơn việc dán nhãn hàng hóa sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa rủi ro có thể xảy đến. Nếu như bạn có câu hỏi nào về việc dán nhãn hàng hóa thì có thể liên hệ với TSL  theo Hotline: *1688 để được tư vấn kỹ hơn nhé.

HS code của ống thép

Việc xác định mã HS là một bước không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa và nhập khẩu ống thép cùng không ngoại lệ. Mã HS là một quy chuẩn chung dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Dưới đây là bảng HS code của ống thép bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết nhé.

Mã HS Mô tả
Mã hs các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng, không nối, bằng thép không gỉ
73041100 Ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí

Ống chống, ống và ống khoan, sử dụng cho khoan dầu hoặc khí

73042210 Ống khoan có Giới hạn chảy dưới 80.000PSI và không có ren ở đầu ống
73042290 Ống khoan loại khác
73042410 Ống chống và ống có giới hạn chảy(1) dưới 80.000 psi và không có ren ở đầu ống
73042420 Ống chống và ống có giới hạn chảy(1) dưới 80.000 psi và có ren ở đầu ống
73042430 Ống chống và ống có giới hạn chảy(1) từ 80.000 psi trở lên, có hoặc không có ren ở đầu ống

Ống loại khác, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng thép không gỉ

73044100 Được kéo nguội hoặc cán nguội (ép nguội)
73044900 Loại khác
73053110 Các loại ống và ống dẫn khác bằng sắt hoặc thép (ví dụ, được hàn, tán bằng đinh hoặc ghép với nhau bằng cách tương tự), có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính ngoài trên 406.4 mm, ống và ống dẫn bằng thép không gỉ
Các loại ống, ống dẫn và thanh hình rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối hở hoặc hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)
Ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí
73061110 Hàn điện trở theo chiều dọc (ERW)
73061190 Loại khác
Ống chống và ống sử dụng cho khoan dầu hoặc khí
73062100 Hàn, bằng thép không gỉ
73062900 Loại khác
Loại khác, được hàn, có mặt cắt ngang hình tròn, bằng thép không gỉ
73064011 Ống dùng cho nồi hơi với đường kính ngoài không quá 12.5 mm
73064019 Ống dùng cho nồi hơi loại khác
73064020 Ống và ống dẫn bằng thép không gỉ, có đường kính ngoài trên 105 mm
73064030 Ống và ống dẫn có chứa hàm lượng niken ít nhất là 30% tính theo khối lượng, với đường kính ngoài không quá 10 mm
73064090 Loại khác

Để có thể xác định được chính xác mã HS đòi hỏi bạn cần biết được thông số kỹ thuật của các mặt hàng cần nhập khẩu. Bạn có thể dựa theo mã HS mà người bán cung cấp hoặc liên hệ với TSL để xác định mã HS chính xác nhất nhé. 

Những rủi ro khi xác định sai mã HS cho ống thép:

Sau đây là một số rủi ro khi bạn xác định sai mã cho mặt hàng ống thép:

  • Theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP bạn sẽ phải chịu phạt khi xác định sai mã HS
  • Nếu ống thép của bạn phải chịu thuế khi nhập khẩu, thì việc bạn xác định sai mã HS có thể dẫn đến tính sai biểu thuế. Bạn sẽ phải chịu phạt ít nhất 2 triệu hoặc cao nhất sẽ gấp 3 lần tổng số thuế.
  • Trì hoãn trong việc làm thủ tục nhập khẩu. Khi bạn xác định sai mã HS thì bên hải quan sẽ giữ hàng hóa của bạn để kiểm tra. Việc này sẽ rất mất thời gian.

Tham khảo các quy tắc áp mã HS code để có thể xác định chính xác mã HS khi xuất nhập khẩu ống thép

Thuế nhập khẩu ống thép

Khi bạn nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào vào Việt Nam thì sẽ chịu thuế nhập khẩu và nhập khẩu ống thép cũng không ngoại lệ. Đối với mặt hàng ống thép thì bạn sẽ phải chịu 2 loại thuế sau: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT). Dưới đây là biểu thuế của ống thép, bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin nhé. 

Mã HS Thuế nhập khẩu thông thường Thuế nhập khẩu ưu đãi  Thuế VAT
73041100 5% 0% 10%
73042210 5% 0% 10%
73042290 5% 0% 10%
73042410 7.5% 5% 10%
73042420 5% 0% 10%
73042430 5% 0% 10%
73044100 5% 0% 10%
73044900 5% 0% 10%
73053110 7.5% 5% 10%
73061110 7.5% 5% 10%
73061190 7.5% 5% 10%
73062100 7.5% 5% 10%
73062900 7.5% 5% 10%
73064011  10.5% 7% 10%
73064019  10.5% 7% 10%
73064020  10.5% 7% 10%
73064030  10.5% 7% 10%
73064090  5% 0% 10%

Bên cạnh đó nếu như bạn có được chứng nhận C/O từ nước xuất khẩu thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tùy thuộc vào mặt hàng ống thép của bạn đến từ nước nào, bạn có thể hưởng được thuế nhập khẩu là 0%. Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận C/O để được hưởng thuế ưu đãi.

Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu ống thép

Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu ống thép
Chứng từ cần thiết khi nhập khẩu ống thép
  • Tờ khai hải quan
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Chứng nhận xuất xứ 
  • Catalog 

Trên đây là các chứng từ cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu ống thép. Để có thể thông quan thành công thì bạn cần đến các chứng từ sau: Tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại, hợp đồng thương mại, danh sách đóng gói, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng ống thép dùng trong lĩnh vực dầu khí. Các chứng từ còn lại thì bạn có thể nộp bổ sung nếu như hải quan yêu cầu.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho ống thép

Dưới đây là chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu ống thép, bạn có thể tham khảo để biết quá trình nhập khẩu sẽ cần phải làm những gì. TSL sẽ tóm tắt ngắn gọn các bước để bạn dễ hiểu và dễ dàng nắm được thông tin.

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng cho ống thép

Đăng ký kiểm tra chất lượng cho ống thép

Bạn sẽ cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho ống thép, tuy nhiên việc này sẽ tiến hành cho một số ống thép nhất định. Các ống thép làm từ thép không gỉ, hợp kim, …. sẽ cần đăng ký kiểm tra. 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký trên cổng thông tin một cửa

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sẽ cần có: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, bản sao hợp đồng thương mại, danh sách hàng hóa, tờ khai hải quan, mẫu nhãn nhập khẩu, bản sao vận đơn,…. 

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ bộ hồ sơ nói trên thì bạn có thể tiến hành đăng ký trên cổng thông tin một cửa quốc gia.  

Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Sau khi đã đăng ký trên hệ thống thành công thì bạn cần chờ để họ xét duyệt bộ hồ sơ của bạn. Khi đã có xác nhận của Chi cục tiêu chuẩn đo lường thì bạn có thể mang xác nhận đó xuống chi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Lúc này bạn có thể lấy mẫu hoặc liên hệ với đơn vị kiểm tra để xuống lấy mẫu mang đi kiểm tra.

Lưu ý tuy việc kiểm tra chất lượng ống thép là do bộ KH&CN quản lý, và Chi cục tiêu chuẩn tiếp nhận hồ sơ. Nhưng để tiến hành lấy mẫu kiểm tra sẽ do một đơn vị khác tiến hành. Bạn sẽ cần đăng ký lấy mẫu với đơn vị nào cũng được, nhưng đơn vị đó cần được bộ KHCN cấp phép.

Bước 3: Nhận kết quả và bổ sung kết quả

Sau khi đã có kết quả kiểm tra chất lượng, thì bạn cần nộp lại kết quả để bên chi cục tiêu chuẩn đáng giá kết quả xem có đạt chuẩn không. Nếu kết quả thông qua thì họ sẽ cấp cho bạn một chứng thư. Lúc này bạn chỉ cần nộp lại chứng thư đó cho hải quan để họ đóng hồ sơ nhập khẩu. 

Lưu ý là việc tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng của ống thép nhập khẩu bạn sẽ cần tiến hành song song với các bước làm thủ tục nhập khẩu ống thép.

Bạn có thể tham khảo bài viết: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu để biết thêm thông tin về việc đăng ký kiểm tra chất lượng cho ống thép

Bước 2: Khai tờ khai quan 

Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan

Ở bước này thì bạn cần tiến hành mở tờ khai quan trên hệ thống hải quan VNACCS/VCIS. Dĩ nhiên là trước đó thì bạn đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết rồi, cả bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng nữa. Bạn sẽ cần tiến hành khai tờ khai quan trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa cập cảng, nếu quá thời gian trên thì bạn sẽ bị phạt phí lưu kho từ hải quan.

Bước 3: Mở tờ khai quan

Sau khi đã đăng ký trên hệ thống hải quan thành công, sau khoảng 1 ngày làm việc thì họ sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Tùy vào kết quả phân luồng mà bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo. Sau đó bạn hãy in tờ và mang xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai

>>Xem thêm: Phân luồng hải quan là gì? Các luồng hải quan hiện có

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Bước này các cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ của bạn, nếu như không có vấn đề gì thì hàng hóa của bạn sẽ được giải phóng để mang đi kiểm tra chất lượng. Thì lúc này bạn có thể mang hàng hóa về kho để lấy mẫu kiểm tra hoặc liên hệ với đơn vị kiểm tra xuống để lấy mẫu. Nhưng bạn cần thống nhất về thời gian và địa điểm để tránh mất thời gian. 

Bước 5: Thanh lý tờ khai 

Cuối cùng bạn cần thanh lý tờ khai theo hướng dẫn của hải quan. Hãy nhớ khi đã có được chứng nhận hợp quy cần hoàn thiện cho bên hải quan để họ đóng hồ sơ nhập khẩu. Lúc này bạn đã chính thức thông quan hàng hóa, bạn có thể mang hàng hóa ra sử dụng hoặc kinh doanh. Chúc bạn thành công.

Trên đây là các quy trình làm thủ tục nhập khẩu ống thép, bạn cần biết là việc nhập khẩu hành hóa rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. TSL chỉ có thể tóm tắt ngắn gọn nhất có thể để bạn hiểu được quá trình nhập khẩu ống thép cần làm những gì. Nếu bạn cần biết thêm thông tin về quá trình nhập khẩu ống thép thì hãy liên hệ với TSL để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu ống thép trọn gói

Dịch vụ xuất nhập khẩu
Dịch vụ xuất nhập khẩu

TSL là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nhập khẩu ống thép các loại. Chúng tôi tự tin đem lại cho bạn các dịch vụ chất lượng tốt nhất, rút ngắn thời gian nhập khẩu hàng hóa của bạn. Khi đến với TSL bạn sẽ được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm luôn hỗ trợ khách hàng 24/7. Không chỉ đảm nhiệm nhập khẩu hàng hóa chúng tôi còn hỗ trợ bạn đàm phán với người mua, chịu trách nhiệm xử lý các thủ tục cần thiết và vận chuyển hàng hóa của bạn về kho. Với tất cả các việc trên đều được gói gọn trong dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của TSL., Với mức giá tốt trên thị trường TSL chính là lựa chọn hoàn hảo khi bạn cần đến 1 đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu. 

Trên đây là chi tiết cách làm thủ tục nhập khẩu ống thép. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa thì hãy liên hệ tới số *1688 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn sớm nhất nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

5/5 - (2 bình chọn)