Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu ô dù mới nhất

Khi mùa hè đến, ô dù trở thành một trong những vật dụng không thể thiếu. Chúng phổ biến không chỉ vì khả năng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, mà còn vì khả năng quảng bá hiệu quả cho các doanh nghiệp. Vậy thủ tục nhập khẩu ô dù bao gồm những gì? Doanh nghiệp muốn nhập khẩu ô dù cần lưu ý những gì. Hãy cùng TSL tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

1. Tại sao nên kinh doanh ô dù nhập khẩu

  • Đa dạng về thiết kế và chất liệu: Việc nhập khẩu ô dù từ các quốc gia khác có thể cung cấp sự đa dạng về thiết kế và chất liệu. Điều này giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn để phù hợp với nhu cầu và phong cách của người tiêu dùng.
  • Chất lượng cao: Các quốc gia có ngành sản xuất ô, dù phát triển có thể sản xuất sản phẩm chất lượng cao với công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất chuyên nghiệp.
Tại sao nên kinh doanh ô dù nhập khẩu
Tại sao nên kinh doanh ô dù nhập khẩu
  • Giá cả cạnh tranh: Nhập khẩu ô dù từ các thị trường khác có thể mang lại giá cả cạnh tranh hơn so với việc mua hàng trong nước. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.
  • Khả năng tùy chỉnh: Nhập khẩu ô dù cho phép bạn tùy chỉnh sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của bạn, bao gồm kích thước, màu sắc, thiết kế và in ấn logo.
  • Mở rộng thị trường: Bằng cách nhập khẩu ô dù từ các quốc gia khác, bạn có thể mở rộng thị trường của mình và cung cấp cho khách hàng của bạn sự lựa chọn đa dạng và chất lượng.

2. Xác định có đứng tên nhập khẩu ô, dù được hay không

Trước hết, bạn cần xác định liệu bạn là cá nhân, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh.

Ai có thể tự đứng tên khi nhập khẩu
Ai có thể tự đứng tên khi nhập khẩu

Đối với cá nhân, việc tự mình nhập khẩu sẽ không khả thi và cần phải sử dụng dịch vụ của một bên thứ ba, còn được gọi là dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu. Để hiểu thêm về dịch vụ này, bạn có thể truy cập vào phần “Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu”.

Đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp: Theo quy định của nhà nước, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để tự mình đứng tên trên hàng hóa và thực hiện các thủ tục kê khai hải quan. Tuy nhiên quy trình nhập khẩu xảy ra rất phức tạp, nếu doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức mới nên tự tiến hành nhập khẩu. Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị, xử lý một phần quy trình nhập khẩu, còn một số phần khác bạn có thể thông qua một bên khác.

Sau khi đã xác định được khả năng tự mình đứng tên, bạn cần phải rõ ràng về quy trình, thủ tục và chi phí nhập khẩu.

3. Giá nhập khẩu ô, dù được tính như thế nào

3.1. Giá nhập khẩu ô, dù

Giá nhập khẩu ô, dù thường không chỉ bao gồm giá hàng hóa mà còn bao gồm rất nhiều loại phí khác, cụ thể: 

Giá = Giá gốc hàng hóa + Thuế + Phí vận chuyển + Phí hải quan

Giá nhập khẩu được tính như thế nào
Giá nhập khẩu được tính như thế nào

Xem thêm: Những lưu ý bạn “chắc chắn” phải biết khi nhập hàng Trung Quốc

3.2. Mã HS CODE và Thuế Nhập Khẩu

Thuế nhập khẩu thường được tính dựa theo mã HS Code của sản phẩm. Mã HS (Harmonized System) cho sản phẩm ô, dù có thể thay đổi tùy theo loại cụ thể của sản phẩm và quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, dưới đây là một số mã HS phổ biến cho các loại ô dù:

Mô tả Mã HS CODE Thuế NKUD (%) Thuế VAT (%)
Dù che trong vườn hoặc các loại ô, dù tương tự 66011000 25 8
Ô, dù có cán kiểu ống lồng 66019100 25 8
Loại khác 66019900 25 8

Tuy nhiên, để biết chính xác mã HS cho sản phẩm ô dù bạn muốn nhập khẩu, bạn nên tham khảo Bảng mã HS quốc tế hoặc liên hệ với TSL để được tư vấn cụ thể. 

Theo biểu thuế Xuất nhập khẩu năm 2024 của chính phủ, các sản phẩm ô dù chịu thuế nhập khẩu ưu đãi là 25% và thuế VAT là 8%.

Các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN thường được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, thường là 0%. Để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt, lô hàng cần có chứng nhận xuất xứ chính xác từ quốc gia xuất khẩu hàng hóa.

Ngoài các khoản phí trên, nếu bạn sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, bạn sẽ phải trả thêm phí cho dịch vụ này. Phí này thường phụ thuộc vào số lượng và giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên, tổng chi phí này thường ít hơn so với việc tự mình thực hiện quy trình nhập khẩu từ đầu đến cuối.

Để biết được các xác định và áp mã HS bạn nên tham khảo bài viết: Chi tiết 6 quy tắc áp mã HS code

4. Hướng dẫn hồ sơ thủ tục nhập khẩu ô dù

Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và sửa đổi bổ sung thông qua Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định về bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu ô dù. Bộ hồ sơ này bao gồm các tài liệu sau:

Bộ hồ sơ nhập khẩu ô, dù
Bộ hồ sơ nhập khẩu ô, dù

– Tờ khai hải quan;

Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);

– Hợp đồng thương mại (Sale contract);

– Danh sách đóng gói (Packing list);

Vận đơn (Bill of lading);

Chứng nhận xuất xứ (nếu có);

– Và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

5. Quy trình nhập khẩu ô, dù

B1: Thực hiện chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho quá trình nhập khẩu

Bao gồm tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, và các tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan hải quan và pháp luật.

B2: Thực hiện thủ tục khai báo hải quan

Nộp tờ khai hải quan và các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan. Cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa như giá trị, khối lượng, và mô tả sản phẩm.

Quy trình nhập khẩu ô, dù
Quy trình nhập khẩu ô, dù

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Sau khi hoàn tất việc khai tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân loại luồng hải quan. Nếu tờ khai được phân vào một trong các luồng xanh, vàng hoặc đỏ, người khai báo sẽ in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai.

Việc này phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể, không quá 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Trong trường hợp vượt quá thời hạn 15 ngày, tờ khai sẽ bị hủy và người khai báo sẽ phải chịu phí phạt từ cơ quan hải quan.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Thông quan hàng hóa là giai đoạn quan trọng nhất. Nếu hàng hóa không gặp bất cứ vấn đề gì sẽ được thông quan, theo đó, doanh nghiệp sẽ thanh toán các khoản thuế và phí nhập khẩu theo quy định của cơ quan hải quan và pháp luật.

Trong một số trường hợp cơ quan hải quan có thể yêu cầu bổ sung thông tin hoặc tài liệu liên quan đến hàng hóa hoặc thủ tục nhập khẩu hoặc giữ hàng hóa để tiến hành kiểm tra. Vậy nên doanh nghiệp cần chắc chắn hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, các thủ tục hoặc tìm các doanh nghiệp làm chứng từ uy tín để tránh những thiếu sót không nên có.

Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho của bạn.

Cuối cùng bạn chỉ cần chuẩn bị phương tiện chuyển và đưa hàng hóa về kho bảo quản.

Tìm hiểu kĩ hơn về quy trình thủ tục nhập khẩu để việc nhập khẩu ô dù trở nên dễ dàng hơn

6. Lưu ý khi nhập khẩu ô, dù

Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ trước khi nhập khẩu ô dù để tránh những sai sót không cần thiết. Cụ thể, doanh nghiệp nên:

  • Lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung cấp đáng tin cậy, có uy tín và kinh nghiệm trong việc sản xuất và cung cấp ô dù chất lượng.
  • Tìm hiểu và chuẩn bị kỹ các chứng từ, giấy tờ cần thiết
  • Chứng từ xuất xứ là rất quan trọng để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Dán nhãn hàng hóa là bắt buộc khi nhập khẩu hàng hóa

Cuối cùng, việc lựa chọn doanh nghiệp vận chuyển uy tín cũng là một yếu tố quan trọng. Một đối tác vận chuyển đáng tin cậy không chỉ giúp bạn vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và kịp thời mà còn có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chi tiết từ quá trình đóng gói cho đến xử lý thủ tục hải quan. 

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề nhập khẩu ô dù. Hãy liên hệ ngay với TSL qua hotline *1688 hoặc email info@tsl.com.vn để được tư vấn chi tiết và miễn phí về các vấn đề liên quan.

Hoặc bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi thông qua: https://www.facebook.com/tsllogs/

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

5/5 - (2 votes)

One thought on “Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu ô dù mới nhất

  1. Pingback: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu ô dù m...

Comments are closed.