Thủ tục nhập khẩu rượu vang, rượu vermouth, rượu whisky các loại mới nhất 2024

Việc nhập khẩu rượu đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật và quy trình hải quan. Đây không chỉ là mặt hàng có giá trị cao mà còn thuộc nhóm hàng hóa chịu sự quản lý chặt chẽ từ nhiều cơ quan chức năng. Thủ tục nhập khẩu rượu yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý mà còn phải hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ và thông quan nhanh chóng. Trong bài viết này, TSL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước thực hiện, những giấy tờ cần chuẩn bị, và các lưu ý quan trọng để việc nhập khẩu mặt hàng này trở nên dễ dàng hơn.

Chính sách pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu rượu

Giống với những bài viết trước đây TSL luôn nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc hiểu và nắm được các quy định pháp luật có liên quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt với mặt hàng rượu, đây là một trong những loại hàng hóa khó nhập khẩu nhất. Không chỉ có nhiều hồ sơ cần chuẩn bị mà còn quy trình làm thủ tục rất phức tạp. Để đảm bảo thông quan thành công khi làm thủ tục nhập khẩu rượu, dưới đây là những quy định mà bạn nắm được.

  • Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
  • Thông tư 11/2021/TT- BNN&PTNT ngày 20/09/2021
  • Công văn 6358/TCHQ-GSQL ngày 28/12/2018
  • Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày 21/12/2017
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017

Đây là những quy định có liên quan đến việc nhập khẩu rượu, nếu bạn gặp khó khăn khi tìm hiểu hay có bất kỳ câu hỏi hỏi nào có thể liên hệ với TSL để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.

Dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu rượu

Dán nhãn hàng cho các mặt hàng rượu nhập khẩu là điều vô cùng cần thiết. Việc này giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra, đối chiếu thông tin của các cán bộ hải quan. Từ đó việc thông quan của bạn sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 khi dán nhãn hàng hóa cho sản phẩm rượu bạn cần đảm bảo thể hiện đầy đủ, chính xác những nội dung sau:

  • Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
  • Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
  • Thông tin về sản phẩm rượu  (xuất xứ, thành phần, dung tích, nồng độ cồn …);
  • Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)

Ngoài những nội dung có trên nhãn dán thì vị trí cần dán cũng là điều mà bạn cần chú ý. Bạn cần dán ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn để tạo thuận tiện cho việc kiểm tra của cán bộ hải quan. 

Xác định mã HS cho rượu

Mã HS là thứ không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Chúng dùng để phân loại hàng hóa và xác định mức thuế mà bạn phải đóng. Do đó, việc xác định chính xác mã là điều rất cần thiết. Để xác định mã cho HS cho sản phẩm rượu bạn cần dựa vào loại rượu, nồng độ cồn, thể tích,… Ngoài ra bạn có thể tham khảo bảng dưới đây biết chính xác mã HS mình cần khi làm thủ tục nhập khẩu rượu.

Mô tả Mã HS Thuế nhập khẩu ưu đãi Thuế giá trị gia tăng

Rượu vang các loại

Mã hs rượu vang nổ 22041000 50% 10%
Mã hs rượu vang khác trong đồ chứa không quá 2 lít. Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 22042111 50% 10%
Mã hs rượu vang khác trong đồ chứa không quá 2 lít. Có nồng độ cồn trên 15% nhưng không quá 23% tính theo thể tích. 22042113 50% 10%
Mã hs rượu vang khác trong đồ chứa không quá 2 lít. Có nồng độ cồn trên 23% tính theo thể tích. 22042114 50% 10%
Mã hs rượu vang khác. Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích. 22042911 50% 10%
Mã hs rượu vang khác. Có nồng độ cồn trên 15% nhưng không quá 23% tính theo thể tích. 22042913 50% 10%
Mã hs rượu vang khác. Có nồng độ cồn trên 23% tính theo thể tích. 22042914 50% 10%
Rượu Vermouth
Mã hs rượu vermouth loại trong đồ đựng không quá 2 lít. Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích. 22051010 50% 10%
Mã hs rượu vermouth loại trong đồ đựng không quá 2 lít. Có nồng độ cồn trên 15% tính theo thể tích. 22051020 50% 10%

Rượu nhập khẩu thường có rất nhiều mặt hàng, chủng loại khác nhau nên việc xác định chính xác mã HS cho từng loại là điều không dễ dàng. Nếu bạn gặp khó khăn khi xác định mã HS thì có thể liên hệ với TSL theo hotline: 092 188 83 88 – *1688 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé 

Thuế nhập khẩu của rượu

Thuế nhập khẩu của rượu

Khi làm thủ tục nhập khẩu rượu bạn sẽ phải chịu 2 loại thuế đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể

  • Thuế nhập khẩu của rượu từ 50 – 55%
  • Thuế giá trị gia tăng của rượu là 10%

Tuy nhiên khi bạn nhập khẩu rượu từ những nước ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam như Trung Quốc, các nước ASEAN,… sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế này thường thấp hơn rất nhiều so với mức thuế nhập khẩu thông thường. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này hãy liên hệ với TSL nhé.

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu rượu

Để quá trình làm thủ tục diễn ra suôn sẻ và hàng hóa của bạn được thông quan thành công thì bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ dưới đây:

  • Tờ khai hải quan 
  • Hợp đồng thương mại (contract)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading) 
  • Giấy phép nhập khẩu đối với rượu có độ cồn trên 5.5;
  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of orignal);
  • Công bố vệ sinh ATTP;
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng.
  • Các giấy tờ khác ( Nếu có)

Lưu ý:

Việc chuẩn bị hồ sơ thường mất nhiều thời gian do có một số giấy tờ cần xét duyệt. Vậy nên để không làm chậm trễ việc thông quan bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tờ sớm.

Thực hiện công bố ATTP cho rượu nhập khẩu

Căn cứ theo điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, mặt hàng rượu, đồ uống có cồn nhập khẩu cần phải thực hiện công bố ATTP nếu muốn hàng hóa thông quan và đưa ra thị trường. Quy trình làm công bố ATTP cho rượu gồm những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: 

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký công bố ATTP, bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm theo quy định của Bộ Y Tế
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Lưu ý: Những giấy tờ yêu cầu phải bằng tiếng Việt. Nếu là tiếng Anh thì cần phải dịch thuật có công chứng.

Bước 2: Đăng ký công bố ATTP:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nói trên bạn cần lên trang một cửa quốc gia để tiến hành đăng ký công bố ATTP. Sau khoảng 2-3 ngày bạn sẽ nhận được giấy thông báo kết quả. Lúc này bạn có thể xuống cửa khẩu để lấy hàng hóa mang đi kiểm tra.  

Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng hóa:

Khi đến cửa khẩu bạn cần liên hệ với đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra để họ xuống lấy mẫu. Thông thường việc kiểm tra sẽ mất từ 7 – 10 ngày kể từ khi lấy mẫu. 

Bước 4: Nhận kết quả:

Cuối cùng sau khi đã có kết quả kiểm tra cần tải lên trang thông tin 1 cửa. Nếu kết quả của bạn thông qua thì bạn có thể đưa hàng hóa ra thị trường.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu rượu

Bước 1 Khai tờ khai quan

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, bạn cần khai tờ khai quan. Bạn có thể đến chi cục hải quan gần nhất để thực hiện khai quan. Hoặc lên hệ thống hải quan để thực hiện khai báo online. Dù làm theo cách nào thì bạn cũng nên thực hiện sớm, bởi nếu sau 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cảng nếu bạn chưa khai báo xong sẽ mất thêm phí lưu kho. 

Tờ khai hải quan

Việc khai quan không quá khó khăn nhưng cần sự cẩn thận. Trong trường hợp bạn khai thiếu hoặc sai thông tin sẽ rất khó có thể sửa lại. Vậy nên để đảm bảo tiến độ làm thủ tục nhập khẩu rượu bạn nên để người có kinh nghiệm thực hiện bước này.

Bước 2: Mở tờ khai quan 

Khi đã khai báo tờ khai hải quan, sau khoảng 1-2 ngày bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng. Có 3 luồng tất cả là luồng xanh, vàng và đỏ mỗi luồng sẽ có cách mở tờ khai khác nhau. Bạn cần in tờ khai và mang kết quả phân luồng xuống cửa khẩu để tiến hành mở tờ khai.

Bước 3: Thông quan hàng hóa

Bước này cũng khá đơn giản, việc bạn cần làm chỉ là nộp lại bộ hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cán bộ hải quan kiểm tra. Nếu như hồ sơ đầy đủ thông tin và không có sai sót gì thì hàng hóa của bạn sẽ được thông quan tạm thời. Lưu ý, lúc này bạn vẫn chưa thể mang hàng hóa ra sử dụng mà cần thực hiện kiểm tra ATTP. Các bước kiểm tra ATTP đã được TSL ghi chi tiết ở trên, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.

Bước 4: Thanh lý tờ khai 

Sau cùng, khi hàng hóa đã được thông quan bạn cần thực hiện thanh lý tờ khai và hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu. Bước này rất quan trọng vì đây là cơ sở để cán bộ hải quan đóng hồ sơ nhập khẩu và xác nhận hàng hóa của bạn đã được thông quan. 

Những lưu ý cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu rượu

Những lưu ý cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu rượu

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng sẽ giúp cho quá trình thông quan rượu trở nên nhanh chóng hơn.

  • Rượu không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu 
  • Đối với những sản phẩm rượu có nồng độ cồn từ 5.5 trở lên cần có giấy phép nhập khẩu từ Bộ Công Thương.
  • Khi làm thủ tục nhập khẩu rượu, bạn cần tiến hành làm công bố ATTP 
  • Việc dán nhãn hàng hóa cho mặt hàng rượu, đồ uống có cồn là điều bắt buộc nên cần thực hiện
  • Ngoài giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng cần chuẩn bị thêm giấy phép phân phối rượu để làm thủ tục nhập khẩu.
  • Vì đây là mặt hàng khó làm thủ tục nhập khẩu, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm thì không nên tự mình thực hiện. Thay vào đó hãy sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của TSL để rút ngắn thời gian và đảm bảo hàng hóa được thông quan an toàn.

Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm thủ tục nhập khẩu rượu, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm thông tin về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: để được tư vấn sớm nhất nhé.

5/5 - (2 bình chọn)