Hộp đựng đồ ăn hay hộp đựng thực phẩm là một loại hộp đựng được làm từ nhựa, inox,… chúng có tác dụng chứa đựng thực phẩm. Tuy là một sản phẩm rất thông dụng trong cuộc sống hằng ngày nhưng việc làm thủ tục nhập lại không hề dễ dàng. Bài viết này TSL sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến quy trình thực hiện, bạn hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé.
Chính sách nhập khẩu hộp đựng đồ ăn
Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa việc tìm hiểu các chinh sách nhập khẩu là điều không được thiếu. Bạn có thể tham khảo các chính sách nhập khẩu hộp đựng đồ ăn ở trong các văn bản pháp luật sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Công văn 1267/TCHQ-GSQL ngày 09/03/2018
- Thông báo 1850/ATTP-VP ngày 12/08/2020
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
Dán nhãn hàng hóa cho hộp đựng đồ ăn
Dành cho ai chưa biết thì từ sau Nghị định 128/2020/NĐ – CP khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ cần dán nhãn cho hàng hóa, và hộp đựng đồ ăn cũng không ngoại lệ. Khi dán bạn cần phải thể hiện đầy đủ và chính xác những thông tin sau:
- Thông tin nhà nhập khẩu
- Thông tin nhà xuất khẩu
- Thông tin về hộp đựng đồ ăn
- Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Ngoài những nội dung kể trên thì ngôn ngữ cũng là việc mà bạn cần quan tâm. Vì đây là hàng hóa được nhập khẩu và kinh doanh ở Việt Nam. Nên thể hiện nội dung nhãn dán bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt sẽ thích hợp nhất.
Mã HS của hộp đựng đồ ăn
Trên thị trường có rất nhiều chủng loại hộp đựng đồ ăn khác nhau từ các sản phẩm được làm từ nhựa cho đến các sản phẩm inox. Và mỗi loại sẽ có mã HS hoàn toàn khác nhau. Để xác định chính xác mã HS cho hộp đựng đồ ăn bạn hãy tham khảo bảng dưới đây của TSL nhé.
Mô tả | Mã HS |
Bộ đồ ăn bằng plastic melamine | 3924 10 10 |
Bộ đồ ăn bằng plastic khác | 3924 10 90 |
Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng, bằng sứ | 6911 10 00 |
Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ vệ sinh bằng gốm | 6912 00 00 |
Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng, bằng gốm thủy tinh | 7013 10 00 |
Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng, bằng pha lê chì | 6912 00 00 |
Bộ đồ ăn, bằng thủy tinh có hệ số giãn nở tuyến tính không quá 5 x 10-6 độ Kelvin khi ở nhiệt độ từ 0oC đến 300oC | 7013 42 00 |
Bộ đồ ăn bằng thủy tinh khác | 7013 49 00 |
Bộ đồ ăn bằng gang đúc chưa tráng men | 7323 91 90 |
Bộ đồ ăn bằng gang đúc đã tráng men | 7323 92 00 |
Bộ đồ ăn bằng thép không gỉ | 7323 93 90 |
Bộ đồ ăn bằng sắt hoặc thép, đã tráng men | 7323 94 00 |
Bộ đồ ăn có ít nhất một thứ đã được mạ kim loại quý | 8215 10 00 |
Bộ đồ ăn tổ hợp khác | 7323 92 00 |
Bộ đồ ăn được mạ kim loại quý | 8215 91 00 |
Bảng trên chỉ có giá trị tham khảo, bạn vẫn nên liên hệ trực tiếp với TSL qua hotline để được tư vấn cụ thể hơn.
Thuế nhập khẩu của hộp đựng đồ ăn
Bạn sẽ phải đóng 2 loại thuế chính khi nhập khẩu hộp đựng đồ ăn đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Không có mức thuế chung cho loại mặt hàng này nhưng bạn có thể tham khảo mức thuế dưới đây để ước lượng chi phí khi làm thủ tục nhập khẩu.
- Thuế giá trị gia tăng của hộp đựng đồ ăn là 10%
- Thuế nhập khẩu từ 22-35%
Mức thuế nhập khẩu của hộp đựng đồ ăn thường ở mức khá cao, tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị được chứng nhận xuất xứ thì sẽ được hưởng ưu đãi khi nhập khẩu. Mức thuế này sẽ thấp hơn thuế nhập khẩu thông thường nói trên.
Hồ sơ cần có để làm thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn
Khi làm thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn bạn không thể thiếu những chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hồ sơ tự công bố ATTP
- Chứng nhận xuất xứ
- Catalog
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn
Bước 1: Tự công bố an toàn thực phẩm
Theo điều 4 nghị định số 15/2018/NĐ-CP có quy định những sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm cần làm công bố an toàn thực phẩm. Do đó, khi làm thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn bạn sẽ cần thực hiện công bố an toàn thực phẩm. Theo dõi tiếp để biết chi tiết về các bước làm thủ tục tự công bố:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Để quá trình làm thủ tục diễn ra thuận lợi bạn sẽ cần chuẩn bị các chứng từ sau, gồm có: bản tự công bố sản phẩm theo mẫu, giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất xứ ( ℅ ), phiếu kiểm tra ATTP, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Lưu ý các chứng từ này nên chuẩn bị trước khi hàng hóa đến cảng vì cần thời gian để xét duyệt hồ sơ.
- Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra: Tiếp đến bạn cần mang hộp đựng đồ ăn đến các trung tâm thử nghiệm để kiểm tra. Quá trình này thường mất từ 2 – 3 ngày, sau đó bạn sẽ nhận được kết quả kiểm tra. Lúc này bạn sẽ phải nộp kết quả kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền để họ đánh giá. Nếu như sản phẩm tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo.
- Bước 3: Công bố ATTP: Bạn sẽ nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị và kết quả đánh giá lên trang một cửa quốc gia.
Bước 2: Khai tờ khai quan
Sau khi thực hiện tư công bố ATTP, bước tiếp theo cần cần làm đó là khai tờ khai quan. Để khai tờ khai quan bạn cần truy cập hệ thống hải quan Việt Nam VNACCS/VCIS để thực hiện khai báo thông tin nhập khẩu. Cần phải tiến hành khai quan trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa của bạn đến cảng.
Bước 3: Mở tờ khai quan
Sau khi đã khai quan thành công hệ thống sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Cần in tờ khai quan và mang kết quả phân luồng xuống cửa khẩu để tiến hành làm thủ tục mở tờ khai quan. Tùy vào kết quả phân luồng mà sẽ có các cách mở tờ khai khác nhau. Nếu bạn chuẩn bị đầy đủ chứng từ thì hàng hóa sẽ vào luồng xanh và việc mở tờ khai sẽ diễn ra nhanh chóng .
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Bước này các cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ và lô hàng nếu như không có vấn đề gì thì họ sẽ chấp nhận cho hàng hóa của bạn thông quan.
Bước 5 Thanh lý tờ khai
Cuối cùng bạn cần thanh lý tờ khai, đây là việc không thiếu. Bước này sẽ xác nhận quá trình thông quan hoàn tất và bạn có thể nộp thuế để lấy hàng. Chuẩn bị thêm lệnh thả hàng để có thể vận chuyển hàng hóa về kho. Chúc bạn thành công.
Lưu ý khi làm nhập khẩu hộp đựng đồ ăn
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn mà TSL muốn gửi đến bạn:
- Hộp đựng đồ ăn không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào nước ta
- Tuy nhiên hộp đựng đồ ăn đã qua sử dụng sẽ thuộc không được phép nhập khẩu
- Cần xác định đúng mã HS của bát đĩa để tính biểu thuế. Có thể liên hệ với TSL để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
- Chỉ khi bạn tiến hành tự công bố ATTP thì hộp đựng đồ ăn mới có thể được thông quan và đưa ra thị trường.
- Nếu như bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn không nên tự thực hiện các thủ tục nhập khẩu. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có kinh nghiệm sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và cũng không chắc hàng hóa được thông quan.
Trên đây là chi tiết cách làm thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa thì hãy liên hệ tới số *1688 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn sớm nhất nhé.